Kinh tế số Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế
Việt Nam có gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 9 triệu hộ nông dân, 26 triệu hộ gia đình và quy mô dân số 100 triệu dân. Tất cả đều đang đứng trước cuộc chuyển dịch lên môi trường số. Kinh tế số Việt Nam là một thị trường rộng lớn và năng động cho các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác và kinh doanh.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Việt Nam đã ban hành Chiến lược kinh tế số và xã hội số với mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Chiến lược khẳng định kinh tế số là động lực tăng trưởng mới, là sự chuyển đổi từ chủ yếu là kinh tế số dựa trên ICT sang dựa trên kinh tế số ngành, là sự nhấn mạnh vai trò của các nền tảng số Việt Nam, là sự thay đổi thể chế để chấp nhận các mô hình kinh doanh mới.
Trao đổi tại buổi tọa đàm Why Việt Nam với chủ đề: “Kinh tế số Việt Nam chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế” được tổ chức mới đây, ông Hoàng Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, trên thế giới đã có nhiều quốc gia ban hành chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số như Vương Quốc Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
Về mặt xu hướng và định hướng công nghệ thì các chiến lược có sự tương đồng giữa các nước. Tuy nhiên chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam có những nét đặc trưng và cách tiếp cận riêng, tạo con đường cho Việt Nam phát triển kinh tế số. Đặc trưng và cách tiếp cận riêng của Việt Nam chính là sự chuyển đổi từ kinh tế số chủ yếu dựa trên nền tảng ICT sang kinh tế số ngành. Đó là sự nhấn mạnh của các nền tảng Make in Viet Nam và sự điều chỉnh, nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện chính sách, gỡ bỏ các rào cản để tạo thuận lợi hơn cho kinh tế số.
Về mặt thị trường, ông Tú cho biết Việt Nam đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với một thị trường lớn với 3,5 tỷ dân cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp trong nước hay ở nước khác đều có thể cung cấp dịch vụ số cho các khách hàng ngoài lãnh thổ. Đây là điều các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần nhìn nhận.
Mặt khác, phát triển hạ tầng kinh tế số trong đó có hạ tầng băng rộng, Internet, đám mây cũng như đào tạo kỹ năng số cho người dân sẽ tạo ra thị trường kinh tế số năng động trong thời gian tới, để hướng đến mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số đóng góp 20% GDP và 30% GDP vào năm 2030. Tiềm năng và thị trường kinh tế số của Việt Nam đủ cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh và phát triển.
Các chuyên gia trao đổi tại tọa đàm đưa giải đáp và khuyến nghị thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và đi ra thế giới |
Hợp tác và hội nhập quốc tế đem lại cho các quốc gia những nguồn lực, cơ hội phát triển nền kinh tế đó là thị trường, công nghệ, nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý. Nhìn lại những giai đoạn trước, chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế đã trở thành tư duy chiến lược giúp Việt Nam thành công trong công cuộc số hóa mạng lưới viễn thông và đưa Internet vào Việt Nam.
Khẳng định chuyển đổi số là xu hướng tốt, là một phần của quá trình sáng tạo và đổi mới công nghệ ở Việt Nam, bà Annabel Lee - Giám đốc Chính sách Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Amazon Web Services (AWS) chia sẻ: Với chuyển đổi số, độ mở của nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn, toàn bộ khu vực châu Á sẽ trở thành một liên minh về kinh tế số. Đây là cơ hội lớn để tạo ra nhiều công ăn việc làm và đóng góp ở mức độ khu vực.
Để phát triển kinh tế số, theo bà Annabel Lee, Chính phủ Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi số, đảm bảo niềm tin và an ninh số, khuyến khích đổi mới và cởi mở. Tất cả điều này cần phải thực hiện cùng một lúc. Chính phủ Việt Nam cần đi trước đón đầu về chính sách để phát triển kinh tế số.
Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ liên quan đến chính sách về kinh tế số, bà Bùi Kim Thuỳ, đại diện cấp cao tại Việt Nam, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết, kinh tế số là thị trường năng động nhất và Việt Nam đang có nền kinh tế số phát triển sôi động.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong rất nhiều các dự án. Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN đã ký một biên bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là nền tảng quan trọng cho các hoạt động hợp tác sau này giữa các tập đoàn Hoa Kỳ với Việt Nam trong lĩnh vực thông tin truyền thông, kinh tế số và công nghệ số. Trong đó có các nhóm hợp tác gồm công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số, hạ tầng số, an toàn an ninh mạng, xúc tiến thương mại và đầu tư, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu
Xã hội 20/11/2024 07:58
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Xã hội 10/11/2024 07:11
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số 07/11/2024 06:05
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Hà Nội: Chuyển đổi số hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Infographic 23/10/2024 20:35