Kiểu đòi nợ lạ lùng của TP Bank- Kỳ 1: Không nhận trả nợ 530 triệu để "siết" ô tô bán đấu giá lấy...400 triệu!

(LĐTĐ) Vì chậm trả 1 tháng và bị "siết" nợ nên khách hàng năn nỉ ngân hàng cho trả trước 530 triệu (trong tổng số dư nợ 569 triệu), nhưng TP Bank đã kiên quyết từ chối và "siết" chiếc xe ô tô là tài sản bảo đảm của món vay để ngay sau đó bán đấu giá và thu về...400 triệu.
Nhân viên Techcombank bị “tố” đến đòi nợ đã "tẩn"người nhà thượng đế Xử lý nghiêm tội phạm đòi nợ, siết nợ dịp Tết Bắt nhóm chuyên cho vay nặng lãi, siết nợ kiểu xã hội đen

"Thượng đế" sẽ sợ...đến già!

Gửi đơn kêu cứu đến Báo Lao động Thủ đô, chị Đỗ Thị Hồng Nhung ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc cho biết, ngày 11/1/2019, chị Nhung làm thủ tục vay tiền kiêm thế chấp xe ô tô số hợp đồng 30/2019/HDTD/TTB MB3/01 tại ngân hàng TP Bank với số tiền là 568 triệu đồng. Trong đó, tiền thanh toán mua xe ô tô là 544 triệu đồng và số tiền bảo hiểm nộp cho Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu thành phố Hồ Chí Minh là 24 triệu đồng.

Theo Hợp đồng vay tiền của chị Nhung, TP Bank đã chia số tiền vay của khách hàng làm 2 phần, là khoản vay lãi suất trong hạn và ngoài hạn. Cụ thể, đối với khoản vay 508 triệu đồng (lãi suất vay trong hạn) mua xe ô tô, ngày đến hạn trả nợ cuối cùng là 72 tháng (từ ngày 15/1/2019 – 14/1/2025 với mức lãi suất 9,4%/năm); đối với khoản vay 60 triệu đồng còn lại, thời hạn trả nợ là 48 tháng (từ ngày 15/1/2019 – 14/1/2023, lãi suất 23,4%/năm). Lịch trả nợ được ấn định vào ngày 26 hàng tháng, theo hình thức chuyển khoản cho cả hai khoản vay (tiền lãi và tiền gốc trả hàng tháng là hơn 12 triệu đồng/tháng, số tiền giảm dần theo từng tháng). Cùng với đó, tài sản đảm bảo theo hợp đồng là 1 chiếc xe ô tô Chevrolet Colorado màu xanh, biển kiểm soát 88C – 158.44 (trị giá 646 triệu đồng). Và để vay được khoản tiền 568 triệu đồng, khách hàng phải thanh toán trước 30% giá trị chiếc xe ô tô trên.

Kiểu đòi nợ lạ lùng của TP Bank- Kỳ 1: Không nhận trả nợ 530 triệu để
Chiếc xe ô tô của khách hàng Đỗ Thị Hồng Nhung bị tiến hành thu giữ khi xuống làm thủ tục gia hạn giấy tờ theo liên hệ của nhân viên ngân hàng tên là Yến

Sau 4 tháng vay (từ tháng 1 đến tháng 4/2019) chị Nhung vẫn đảm bảo thanh toán tiền nợ đúng hạn cho TP Bank. Tháng 5/2019, thời điểm xe ô tô của chị Nhung bị Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc tạm giữ 40 ngày, chị Nhung đã chậm trả nợ ngân hàng theo thời hạn quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, theo trình bày của chị Nhung, đầu tháng 6/2019, chị Nhung đã tiếp tục thanh toán nợ cho ngân hàng khoản nợ tháng 5/2019 với số tiền là 10 triệu đồng (tổng số tiền thanh toán từ tháng 1 đến tháng 5 là 43,5 triệu đồng). Đặc biệt, trước mỗi kỳ thanh toán chị Nhung đều nhận được tin nhắn nhắc nợ của TP Bank, tuy nhiên, liên quan đến việc vi phạm hợp đồng vì chậm trả, cũng như thông báo yêu cầu chị Nhung trả nợ trước hạn do vi phạm hợp đồng, thì chị Nhung không hề nhận được bất kỳ thông tin nào trước ngày 14/6/2019.

“Ngày 14/6/2019, tôi được cán bộ ngân hàng tên là Yến gọi điện thoại yêu cầu tôi đi xe xuống để kiểm tra và gia hạn các giấy tờ liên quan. Khi tôi đến trụ sở ngân hàng số 22 Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) thì có 3 người đàn ông đại diện phía ngân hàng thông báo tôi đã chậm đóng tiền 31 ngày. Vì vậy, không cấp giấy gia hạn đi đường cho tôi nữa, đồng thời yêu cầu tôi để xe ô tô lại đó. Lúc này tôi hoảng sợ và gọi điện thoại cho cán bộ ngân hàng tên là Yến nhưng không được, sau đó điện thoại của chị Yến cũng tắt máy luôn”, chị Nhung trình bày.

Theo chị Nhung, sau khi không liên lạc được với chị Yến, chị Nhung được 3 người đàn ông mời lên tầng 2 trụ sở TP Bank làm việc. Tại đây, chị Nhung lại một lần nữa bất ngờ khi biết ngân hàng có thông báo thu hồi nợ ký ngày 27/5/2019, trong đó có yêu cầu khách hàng thanh toán toàn bộ khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác cho TP Bank trước ngày 3/6/2019.

“Phía ngân hàng ép tôi ký vào Biên bản tự nguyện bàn giao tài sản ngày 14/6/2019, họ nói, nếu tôi không ký thì tôi sẽ phải chịu thêm một khoản tiền phạt nữa. Do không có kiến thức pháp luật về việc bị cưỡng chế thu giữ tài sản, cùng với việc hoang mang, sợ hãi trước hành động “ép buộc” bên ngân hàng nên tôi đành phải ký tên theo như yêu cầu của họ”, chị Nhung trình bày.

"Lắc đầu" 530 triệu để bán đấu giá xe ô tô thu về...400 triệu!

Theo thông tin phản ánh, tại Biên bản tự nguyện bàn giao tài sản, chị Nhung đã trình bày lý do về việc chậm nộp tiền cho ngân hàng và đại diện ngân hàng đồng ý gia hạn cho khách hàng thêm 7 ngày (từ 14/6 – 21/6/2019) để tự động thanh toán, giao chấp tài sản bảo đảm khỏi ngân hàng... Do số tiền quá lớn, lại phải trả gấp trong vòng 1 tuần, nên tại Biên bản tự nguyện bàn giao tài sản, chị Nhung có đề xuất với ngân hàng TP Bank cho gia hạn trả nợ từ ngày 14/6 – 14/7/2019. Trong Biên bản này chị Nhung cũng nêu rõ, gia đình chưa nhận được thông báo thu hồi nợ của TP Bank và đề nghị Ban lãnh đạo ngân hàng xem xét…Ký xác nhận biên bản này có 2 đại diện ngân hàng là ông Nguyễn Văn Huấn, nhân viên thu hồi nợ có tài sản bảo đảm và bà Phạm Thu Huyền (không ghi chức danh), biên bản này cũng không có dấu của TP Bank.

Kiểu đòi nợ lạ lùng của TP Bank- Kỳ 1: Không nhận trả nợ 530 triệu để
Đề nghị được thanh toán trước hạn số tiền 530 triệu đồng của khách hàng Đỗ Thị Hồng Nhung với đại diện ngân hàng TP Bank tại Biên bản làm việc ngày 5/7/2019

Đề xuất là vậy, tuy nhiên trong khi ngân hàng chưa có phản hồi thì bất ngờ, ngày 5/7/2019 chị Nhung được ngân hàng TP Bank gọi xuống trụ sở làm việc. Tại buổi làm việc, đại diện ngân hàng TP Bank là ông Nguyễn Văn Huấn đã yêu cầu chị Nhung tất toán toàn bộ khoản vay hiện có tại ngân hàng, đồng thời giải chấp tài sản bảo đảm, chấm dứt hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng. Số tiền dư nợ ghi tại Biên bản làm việc là: 569.504.972 đồng. Khách hàng không thanh toán khoản vay thì ngân hàng được quyền xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm…

“Vì khả năng tài chính hiện tại của gia đình gặp nhiều khó khăn, tôi xin có nguyện vọng thanh toán cho ngân hàng 530 triệu đồng. Trong Biên bản cũng ghi rõ, Biên bản này thay thế toàn bộ các văn bản thông báo về việc thu hồi nợ, thu hồi tài sản đảm bảo của TP Bank đối với hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp mà tôi đã ký với TP Bank. Phía ngân hàng cũng không ghi thời hạn ngân hàng đồng ý cho tôi là bao lâu. Tôi có trao đổi với cán bộ ngân hàng về việc tôi có phải gửi thông báo hay chuẩn bị hồ sơ gì để được gia hạn nợ hay không, thì anh cán bộ này trả lời là sẽ trình lên cấp trên và xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị và sẽ thông báo lại cho tôi. Tuy nhiên, tôi không nhận được thông báo gì nữa”, chị Nhung nêu rõ.

Không nhận được phản hồi từ phía TP Bank cho đề xuất trả trước 530 triệu đồng tại buổi làm việc ngày 5/7/2019 (ký xác nhận biên bản là cán bộ ngân hàng Nguyễn Văn Huấn, biên bản này cũng không có dấu của TP Bank), ngày 23/7/2019, chị Nhung nhận được thông báo “Xử lý tài sản bảo đảm” từ phía TP Bank trong đó ghi rõ, tổng dư nợ còn lại là 551.508.668 đồng và cho biết, tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý bằng hình thức bán đấu giá.

Chưa kịp liên hệ với ngân hàng để làm rõ nội dung thông báo, thì ngày 27/7/2019, chị Nhung nhận được thông báo từ TP Bank cho biết, tài sản bảo đảm của khách hàng đã được bán đấu giá và thu về 400 triệu đồng. “Vì sao tôi có nguyện vọng thanh toán trả trước hạn cho ngân hàng số tiền là 530 triệu đồng, nhưng ngân hàng không có thông báo lại cho tôi về việc đồng ý hay không đồng ý, mà lại tổ chức bán đấu giá tài sản của tôi với giá 400 triệu đồng?”, chị Nhung cay đắng thốt lên.

Chưa hết, trong đơn gửi báo Lao động Thủ đô, chị Nhung còn đề cập đến việc bị nhân viên TP Bank "ép" mua bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu thành phố Hồ Chí Minh thì mới được giải ngân. Đại diện TP Bank trả lời thế nào về việc đó cũng như những nội dung dung đã đề cập trên, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin ở kỳ tiếp theo.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động