KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

Kiên định con đường mà Bác Hồ đã chọn để xây dựng đất nước phồn vinh

(LĐTĐ) Hôm nay tròn 110 năm (5/6/1911-5/6/2021) ngày người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ kính yêu) ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng này và hành trình tìm đường cứu nước của Người đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận nô nệ trở thành quốc gia độc lập, tự do.
Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới và phát triển, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đồng hành cùng dân tộc Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng "đời sống mới"

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tình hình thế giới có những diễn biến mau lẹ, trong đó nổi lên là sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân, đế quốc với việc tiến hành khai thác thuộc địa. Ở Việt Nam, năm 1858 thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà, Đã Nẵng, chính thức thời kỳ mở đầu việc xâm lược nước ta.

Kiên định con đường mà Bác Hồ đã chọn để xây dựng đất nước phồn vinh
Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bước chân lên tàu chính thức ra đi tìm đường cứu nước. (Ảnh: Tư liệu)

Phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc, trong suốt những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã có nhiều cuộc đấu tranh diễn ra như các phong trào do Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học… lãnh đạo, nhưng tất cả đã bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Tiếp đó là các chủ thuyết đấu tranh của các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhưng cũng không thành công bởi những yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Trong đó nổi lên là chưa tìm được học thuyết và con đường đấu tranh phù hợp.

Trong bối cảnh đất nước lầm than, sinh ra trong một gia đình nhà nho có truyền thống yêu nước lại chứng kiến những thất bại của các phong trào do các bậc chí sĩ yêu nước khởi xướng, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành luôn nung nấu ý chí: “Phải làm thế nào tìm ra con đường cứu nước, cứu dân?”; sau bao nhiêu trăn trở, ở tuổi 21, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết định phải ra đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Muốn vậy, việc đầu tiên Người xác định phải bằng mọi cách đến chính “sào huyệt” của chủ nghĩa thực dân để tìm hiểu rõ ngọn ngành vấn đề. Vậy là ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bước lên tàu chính thức cuộc hành trình gian nan tìm đường cứu nước.

Sau bao năm bôn ba, trải qua biết bao nghề để mưu sinh, cuối cùng Người cũng đặt chân được đến nước Pháp. Tại đây, trong suốt quá trình hoạt động, Người đã tham gia nhiều phong trào và cũng chính tại nước Pháp, một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng diễn ra đối với thế giới đó là sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), các nước thắng trận họp Hội nghị hoà bình ở Versailles (Véc-xây) mà mục đích chính để chia lại thị phần sau chiến tranh. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, ngày 18/6/1919, Nguyễn Tất Thành đã gửi tới Hội nghị Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Namgồm 8 điểm, bút ký Nguyễn Ái Quốc. Tuy nhiên, bản Yêu sách không được Hội nghị đáp ứng.

Kiên định con đường mà Bác Hồ đã chọn để xây dựng đất nước phồn vinh
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12/1920. (Ảnh tư liệu/TTXVN)

Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn...” (Tổng thống Mỹ Wilson - “Uyn xơn”, tác giả chương trình 14 điểm với chiêu bài dân tộc tự quyết cũng có mặt tại Hội nghị Versailles). Theo Người, những lời tuyên bố tự do của nhà chính trị tư sản trong lúc chiến tranh thực ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình…

Cuối cùng, một số sự kiện đặc biệt quan trọng cũng đã đến với Người, đó là trong 2 ngày 16 và 17/7/1920 trên báo Nhân Đạo (cơ quan của Đảng Xã hội Pháp) đăng bài “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin (gọi tắt là Luận cương) với tiêu đề chạy suốt cả trang báo đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc. Tên bài báo có liên quan đến vấn đề thuộc địa, một vấn đề mà Người đang theo đuổi tìm kiếm. Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin là sự kiện mang tính chất bước ngoặt đối với Nguyễn Ái Quốc. Người khẳng định: “Trong Luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

Chính bản Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với những lời tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai. Luận cương của Lênin đã có ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Qua mười năm sống và làm việc ở những nước tư bản phát triển, Nguyễn Ái Quốc không choáng ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản mà lại nhận thấy chế độ tư bản có nhiều “khuyết tật”. Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước từ Chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp tục con đường hoạt động cách mạng mà mục tiêu đầu tiên là thành lập một tổ chức chính trị để đào tạo, huấn luyện những cán bộ ưu tú về truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào giai cấp công nhân trong nước để tiến tới thành lập một chính đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Chính vì thế, tháng 6/1925 tại Quảng Châu, Trung Quốc - Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (sau thường gọi Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội), tiếp đó cho ra đời tờ báo Thanh niên (21/6/1925).

Sự ra đời của tổ chức trên là bước ngoặc quan trọng để 5 năm sau, vào ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thành lập.

Kiên định con đường mà Bác Hồ đã chọn để xây dựng đất nước phồn vinh
Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta sẽ làm nên những thành tựu mới trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Ảnh: Ra mắt Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng).

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện, chỉ 15 năm sau đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám long trời lở đất, đưa Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành quốc gia độc lập. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, trước quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, chấm dứt hơn 80 năm sống dưới ách thống trị của của nghĩa thực dân, đế quốc mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: “Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội”.

Từ cánh mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, dù trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, thời đại, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đất nước ta đã luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ chiến thắng 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại, đến chiến thắng chống lại sự can thiệp của đế quốc Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), chiến thắng các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam, phía Bắc… đến “chiến thắng” chống lại đói nghèo trên bình diện kinh tế… Đến nay thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định; kinh tế đất nước đã có những bước tiến vượt bậc đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

Để đưa đất nước tiếp tục phát triển, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra mục tiêu: “Đến đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Đất nước có được những thành quả hiện tại và hướng tới những mục tiêu trong tương lai như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, chúng ta tưởng nhớ đến công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - Người đã dành cả cuộc đời, từ thời thanh xuân ra đi tìm đường cứu nước (6/1911), đến giây phút trút hơi thở cuối cùng (9/1969) cho cách mạng Việt Nam. Kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là Kim Chỉ Nam đưa đất nước phát triển thịnh cường, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền trong mọi tình huống!

H.Lê (bài viết có sử dụng các tài liệu tham khảo)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

(LĐTĐ) Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc sức bền 24h khổng lồ”, từ ngày 20/4/2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “Thử thách bền bỉ hơn” trên Tiktok, “Thử thách 7 ngày bền bỉ hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.
Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”, các chuyên gia đã giải đáp cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhiều câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, chính sách đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động...
Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Câu chuyện về “rác thải cồng kềnh” không phải bây giờ mới được nhắc đến, tuy nhiên, cùng với muôn vẻ đổi thay của đô thị, sự bất cập, lúng túng trong xử lý vấn đề này đang dần trở nên nổi cộm.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

(LĐTĐ) Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...

Tin khác

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động