Kịch cổ điển thế giới trở lại sân khấu Hà Nội với ‘chiếc áo’ mới

Ba kiệt tác sân khấu thế giới gồm“Hồng lâu mộng,” “Lão hà tiện,” “Romeo và Juliet” sẽ trở lại sân khấu Nhà hát Kịch Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) trong tháng 12.
kich co dien the gioi tro lai san khau ha noi voi chiec ao moi ​Chính thức công diễn vở hài kịch “Cơn ghen của Lọ Lem”
kich co dien the gioi tro lai san khau ha noi voi chiec ao moi Làn gió mới để nghệ thuật kịch phát triển
kich co dien the gioi tro lai san khau ha noi voi chiec ao moi Kịch “Roméo và Juliette” của Pháp lần đầu tiên đến Hà Nội
kich co dien the gioi tro lai san khau ha noi voi chiec ao moi
“Lão hà tiện” - một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch lừng danh người Pháp Molière sẽ đến với khán giả vào tối 10, 11/12. (Ảnh: BTC)

Chuyện tình phương Đông Theo đó, “Hồng lâu mộng” sẽ được công diễn vào tối 8, 9/12. Phiên bản “Hồng lâu mộng” này là kết quả hợp tác giữa các nghệ sỹ Việt Nam và đạo diễn Singapore Chua Soo Pong. Là một trong “tứ đại danh tác'” của văn học cổ điển Trung Quốc, thế giới của “Hồng lâu mộng” chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc về cuộc sống, nhân sinh.

Tác phẩm này vẫn luôn là một “ca khó” đối với các đạo diễn khi chuyển thể sang những phiên bản điện ảnh, truyền hình và sân khấu. Đạo diễn Chua Soo Pong cho biết, mặc dù “Hồng lâu mộng” (Tào Tuyết Cần) là một tiểu thuyết rất dài (với nhiều chương, hồi và có số lượng nhân vật lớn) nhưng ở bản dựng này, ông chỉ tập trung vào những chương liên quan đến tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Từ đó, cuộc sống của một gia đình quý tộc phong kiến Trung Hoa thời nhà Thanh (từ khi hưng thịnh cho đến lúc suy vi) sẽ được tái hiện trên sân khấu kịch.

kich co dien the gioi tro lai san khau ha noi voi chiec ao moi
Ở bản dựng này, đạo diễn chủ yếu khai thác câu chuyện tình duyên trắc trở giữa Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc. (Ảnh: BTC)

“Nhiều câu chuyện tình yêu của phương Tây đã được tái hiện trên sân khấu kịch Việt Nam. Bởi vậy, qua việc tập trung làm nổi bật chuyện tình duyên trắc trở giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, tôi hy vọng mang đến cho khán giả cái nhìn so sánh, để hiểu hơn về những khác biệt văn hóa giữa phương Đông-phương Tây,” đạo diễn chia sẻ.

Trở lại với “chiếc áo” mới Sau “Hồng lâu mộng,” “Lão hà tiện” - một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch lừng danh người Pháp Molière sẽ đến với khán giả vào tối 10, 11/12. Tác phẩm khắc họa những mặt trái của xã hội tư sản, những thói hư tật xấu của một bộ phận tầng lớp thượng lưu Pháp ở thế kỷ 17. Apragon - nhân vật chính của vở kịch là một kẻ keo kiệt, ti tiện, luôn nghi ngờ tất cả những người xung quanh.

Lão chỉ muốn gả con gái cho người nào không cần của hồi môn và con trai lấy người nào có nhiều của hồi môn mang về nhà chồng. Một trong những điểm mới của phiên bản “Lão hà tiện” này là sự kết hợp các điệu nhảy cổ điển với các vũ điệu break dance hiện đại, hay đan xen những màn đu dây (thường chỉ thấy ở những tiết mục xiếc) vào giữa các cảnh…

kich co dien the gioi tro lai san khau ha noi voi chiec ao moi
Một cảnh trong vở "Lão hà tiện." (Ảnh: BTC)

“Những câu chuyện, thông điệp từ thế kỷ 17 nhưng cho đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự. Trong cuộc sống, xã hội hiện nay, vẫn tồn tại đâu đó những con người như Apragon, sẵn sàng vì đồng tiền mà chà đạp lên tất cả,” đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Tuấn Hải nói về lý do của việc lựa chọn một kịch bản cũ để đưa lên sân khấu. “Romeo và Juliet” (tối 15, 16/12) sẽ khép lại chuỗi đêm diễn kịch cổ điển thế giới lần này.

Cũng giống như “Lão hà tiện,” bản dựng “Romeo và Juliet” này của đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Anh Tú cũng có nhiều điểm mới để thu hút khán giả, đặc biệt là giới trẻ: những vũ điệu hiện đại (như clacket…) được đưa vào vở diễn để thể hiện những xung đột kịch; ca sỹ và dàn đồng ca hát live (hát trực tiếp) trên sân khấu cùng các diễn viên… Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố mới trong cách thức dàn dựng, êkíp vẫn tôn trọng nội dung, thông điệp trong nguyên tác “Romeo và Juliet.”

Đó là câu chuyện tình đẹp nhưng bi thảm tại thành Verona (Italy). Romeo (dòng họ Montaghiu) và Juliet (dòng họ Capulet) yêu nhau say đắm nhưng không thể đến được với nhau do mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ.

Juliet bị ép gả cho Bá tước Paris. Nhờ sự giúp đỡ của tu sỹ, nàng đã uống một liều thuốc ngủ để giả chết trong vòng 24 giờ. Bởi thế, đám cưới giữa Juliet và vị bá tước lại trở thành đám tang. Thi thể Juliet được đưa xuống hầm mộ của gia đình. Nghe tin Juliet qua đời, Romeo đau đớn và uống thuốc độc tự tử. Khi Romeo vừa gục xuống cũng là lúc thuốc ngủ của Juliet hết hiệu nghiệm.

Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh. Quá tuyệt vọng, nàng rút dao tự vẫn. Tính thời đại của “Romeo và Juliet” nằm ở thông điệp nhân văn về tình yêu và lòng thủy chung. Sức mạnh của tình yêu và sự chung thủy đã vượt qua được những hận thù truyền kiếp. Chính bởi vậy, dù ra đời từ cách đây hơn bốn thế kỷ nhưng “Romeo và Juliet” không hề cũ mòn và chưa bao giờ là câu chuyện của ngày hôm qua! Hơn nữa, hình tượng nhân vật Romeo (với vẻ si mê, đắm đuối trong tình yêu hòa lẫn cùng sự can trường, quyết liệt) và Juliet (vừa có những dại khờ của một thiếu nữ lại vừa có những ưu tư của một người đàn bà đa đoan) vẫn cuốn hút nhiều thế hệ khán giả.

Trong dịp này, hai vở kịch thuần Việt (“Kiều” và “Bão tố Trường Sơn”) cũng sẽ tái ngộ khán giả Hà Nội vào các ngày 14, 17, 21, 22/12 tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội và Nhà hát Kịch Việt Nam./.

Theo An Ngọc/vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh công nhân lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có thực hiện các diễn đàn đối thoại với công nhân lao động, tổ chức tốt các hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi nhằm động viên tinh thần cho đoàn viên, người lao động…
Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại Công viên Thống nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”.
Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

Công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật, quận Long Biên

(LĐTĐ) Tối 26/4, tại quận Long Biên (Hà Nội), đã diễn ra Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật - phường Việt Hưng; khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Thương mại - Làng nghề gắn với Lễ hội truyền thống đình làng Lệ Mật, thiết thực chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Xem thêm
Phiên bản di động