Làn gió mới để nghệ thuật kịch phát triển
Sân khấu kịch nói: Loay hoay tìm kiếm kịch bản hay | |
Nhà hát Tuổi trẻ và Viện Goethe hợp tác dựng vở kịch nổi tiếng của Beltolt Brecht | |
Cha đẻ của 'Tôn Ngộ Không' qua đời |
Tháng 8 tháng của kịch nói
Đây là chương trình nằm trong dự án đưa nghệ thuật đỉnh cao vào Nhà hát Lớn Hà Nội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) khởi xướng. Chương trình đã được khởi động đến nay ần tròn 1 năm. Theo bà Minh Nguyệt, Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội, trong năm 2016, đã có 14 vở diễn kịch, sân khấu truyền thống như tuồng, chèo, cải lương... được biểu diễn tại đây. Năm 2017, để dự án “nâng tầm”, lãnh đạo Bộ VHTT&DL đã chỉ đạo thực hiện biểu diễn theo chuyên đề. Chuyên đề tháng 5/2017 là “Tháng nghệ thuật truyền thống” và chuyên đề tháng 8 này là “Những vở kịch còn mãi với thời gian”.
NSƯT Chí Trung phát biểu tại cuộc giới thiệu các vở kịch “Còn mãi với thời gian”. Ảnh: Phương Bùi |
Theo đó, 5 nhà hát sẽ lần lượt giới thiệu 11 tác phẩm sân khấu được cho là kinh điển và gặt hái nhiều huy chương, giải thưởng tại các liên hoan sân khấu trong nước và quốc tế. Trong đó, Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn 3 vở “Vòng phấn Kavkaz”, “Ai là thủ phạm”, “Công lý không gục ngã”; Nhà hát Kịch Hà Nội biểu diễn vở “Cát bụi”, “Điện thoại di động”, “Bỉ vỏ”; Nhà hát kịch Việt Nam mang tới các vở “Kiều”, “Lão hà tiện”. Đoàn Kịch nói Công an nhân dân biểu diễn hai vở “Bão của hoàng hôn”, “Quyết đấu giữa sương mù”; Nhà hát Kịch nói Quân đội biểu diễn vở “Dưới cát là nước”. Trong số các vở diễn “còn mãi với thời gian” này, có những vở diễn kinh điển được diễn đi diễn lại tới 14 năm như vở “Cát bụi” của Nhà hát Kịch Hà Nội và đến nay vẫn luôn nằm trong kịch mục của Nhà hát, cũng như luôn được các khán giả yêu cầu mỗi khi có lịch diễn. Bên cạnh đó, cũng có những vở kịch dù mới được công chiếu nhưng cũng để lại trong lòng công chúng những ấn tượng sâu sắc như “Kiều”, “Lão hà tiện” của Nhà hát kịch Việt Nam.
Hay nhưng để hút khán giả không dễ
Nhà hát Lớn Hà Nội từ lâu vốn là địa chỉ khó vào đối với các đoàn nghệ thuật và khán giả yêu nghệ thuật. Bởi ngoài giá vé cao thì địa điểm này thường dành cho các chương trình biểu diễn mang tính chất kinh doanh. Vì vậy, khi Bộ VHTT&DL ra chủ trương “mở cửa” Nhà hát, đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất lớn của các đơn vị nghệ thuật. Tuy nhiên, hầu hết các nhà hát đều nhận định, khó khăn nhất hiện nay lại nằm ở việc làm sao thu hút được khán giả. Theo NSƯT Chí Trung- Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, hầu như các nhà hát hoạt động không được nhiều đơn giản vì không có khán giả và khán giả cũng không mấy quan tâm. NSƯT Trí Trung băn khoăn: “Nếu nói rằng văn hóa như một sản phẩm của thị trường thì nó chỉ được quan tâm tới cuối cùng trong số các nhu cầu của thị trường. Điều đáng buồn là hiện nay khán giả không quan tâm đến kịch nói. Kể cả chúng tôi có diễn hay mấy đi nữa nhưng nhìn xuống sân khấu toàn thấy người nhà được tặng vé đến xem thì thấy như là “áo gấm đi đêm”. Đồng quan điểm với NSƯT Chí Trung, NSƯT Xuân Bắc – Phó Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam cũng cho rằng khán giả không mấy quan tâm vì có thể họ chưa cảm nhận được cái hay của kịch nói. “Tôi gặp trường hợp có nhiều khán giả đã có tuổi, là người Hà Nội gốc vậy mà hơn 60 năm qua mới lần đầu bước chân tới Nhà hát Kịch Việt Nam. Sau đó, họ gặp tôi rồi thốt lên sao kịch nói hay thế, rồi tiếc nuối rằng hóa ra bao năm qua đã bỏ lỡ cái gọi là thưởng thức nghệ thuật” – NSƯT Xuân Bắc bày tỏ.
Theo các nghệ sĩ, tiêu chí khi họ biểu diễn ở Nhà hát Lớn không phải là để kiếm tiền, mà là để quảng bá, biểu diễn cho nhân dân được biết và tới thưởng thức, thêm yêu nghệ thuật kịch nói. NSND Trung Hiếu- Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết: “Dù diễn có 1 khán giả hay 1000 khán giả chúng tôi vẫn luôn dốc ruột dốc gan để biểu diễn với niềm đam mê và trách nhiệm của mình.
Vì vậy, dù 11 đêm diễn này chỉ có vài trăm khán giả thì cũng là niềm an ủi để chúng tôi tiếp tục theo đuổi nghề”. Tuy nhiên, NSND Trung Hiếu cũng nhận định, hiện nay, các đoàn hầu như không có đoàn kịch nói riêng nữa, mà trở thành tạp kĩ rồi, ca múa nhạc kịch đều phải ghép lại. “Với tình trạng sắp tới khi mà tất cả các nhà hát đều được xã hội hóa, tới năm 2019 – 2020 sẽ phải tự chủ hoàn toàn về tài chính, có nghĩa là chúng ta phải trả lương cho biên chế, tự kiếm tiền mà nuôi nhau, lúc đấy tôi nghĩ không biết sân khấu kịch sẽ đi đến đâu? – NSND Trung Hiếu lo lắng. Theo bà Minh Nguyệt, toàn bộ doanh thu từ bán vé các chương trình biểu diễn đều được dùng để bồi dưỡng cho các nghệ sĩ. Bắt đầu từ tháng 9/2017, Nhà hát Lớn Hà Nội, Tổng cục Du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp, chính thức thực hiện tour du lịch khám phá Nhà hát Lớn Hà Nội kết hợp với xem biểu diễn nghệ thuật.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Al Riyadh vs Al Nassr: Đội khách có 3 điểm, Ronaldo vẫn chưa ghi bàn
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng hơn 13 tấn vàng ra thị trường
Tin khác
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo
Văn hóa 07/11/2024 22:53
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" - Tiểu thuyết về đại dịch cháy hàng sau 5 ngày ra mắt
Văn hóa 06/11/2024 16:11
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18