“Không thể mua nhà ở xã hội nếu không có chính sách quyết liệt từ Nhà nước”
24 năm làm việc ở TPHCM vẫn phải ở thuê, ở nhờ
“Tiền lương, thu nhập thế này thì làm sao mà mua được?”, chị Trần Thị Thu Hương - CN Plan 2, Công ty (Cty) Việt Nam Samho - hỏi lại tôi như thế khi được hỏi chị có muốn mua nhà ở xã hội hay không.
Chị Hương quê ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, vào TPHCM năm 1998. Gặp người cùng quê, hai anh chị lấy nhau và hiện có hai con đang đi học. Công việc của chị Hương ở Cty được khoảng 7 triệu đồng/tháng; chồng chị làm thợ hồ, công việc bấp bênh. Nuôi hai con nhỏ ăn học, thi thoảng còn gửi thêm chút tiền về quê cho cha mẹ, nên trước đây cả gia đình chị Hương chỉ dám thuê căn phòng hơn 15m2 với chi phí 1,2 triệu đồng/tháng. Gần đây, anh chị may mắn được anh chồng cho về ở nhờ.
![]() |
Thu nhập thấp, phần lớn CNLĐ ở TPHCM hiện nay đều phải thuê nhà trọ để sinh sống. Ảnh: Nam Dương |
“Chưa bao giờ chúng tôi dám nghĩ đến việc mua nhà ở TPHCM. Chúng tôi tính toán làm thêm một thời gian nữa rồi vợ chồng lại dắt díu nhau về quê. Các con lớn nếu ở lại TPHCM thì phải tự lo” - chị Hương buồn bã chia sẻ.
Tương tự, đã hơn 16 năm rời quê nhà ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định vào TPHCM sinh sống, anh Đoàn Trần Nhiệm - CN bộ phận bảo trì Cty Nidec Việt Nam - cùng vợ con vẫn đang thuê nhà tại Khu giãn dân phường Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TPHCM. Anh Nhiệm cho biết, vợ chồng anh vào TPHCM từ năm 2006, sau đó cùng vào làm tại Công ty Nidec Việt Nam. Tổng thu nhập của 2 vợ chồng khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng kể cả làm thêm. Do nuôi hai con nhỏ đang ăn học, cộng thêm tiền thuê nhà và điện nước, nên không tích lũy được bao nhiêu. “Thu nhập như hiện nay chúng tôi rất khó mua nhà, dù chỉ là nhà ở xã hội. Mong sao Nhà nước sớm xây nhà ở xã hội giá rẻ và ngân hàng cho CNLĐ vay thêm tiền thì mới có thể mua được nhà” - anh Nhiệm nói.
Cần có chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp
Trường hợp như chị Hương, anh Nhiệm không phải hiếm ở TPHCM hiện nay. Bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch CĐ Cty Nissei Electric Việt Nam (KCX Kinh Trung 1, TP.Thủ Đức, TPHCM) - cho biết, trong số gần 2.000 CN của Cty chỉ có một số ít người mua được nhà ở xã hội, đa số ở khu lưu trú của Cty hoặc thuê phòng trọ bên ngoài. Hiện nay, khu lưu trú của Cty (chỉ dành cho CN độc thân) có chỗ ở cho khoảng hơn 1.000 người.
Bà Vân cho biết thêm, mới đây, bà vừa đi thăm gia đình một CN trong Cty ở trọ, phải gửi con ở quê cho ông bà chăm sóc. Khi mẹ con gặp nhau, cháu bé nức nở khóc: “Mẹ ơi, sao mẹ không cho con ở với mẹ”, rồi cả hai mẹ con cùng khóc. “Chứng kiến cảnh đó, dù chỉ là người ngoài mà tôi muốn đứt ruột...” - bà Vân xúc động nói.
Bà Vân kiến nghị: “Với thu nhập như hiện nay thì ít CN có thể mua được nhà ở. Nhà nước nên có chính sách xây dựng nhà ở xã hội cho CN thuê, hoặc có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây nhà lưu trú cho gia đình CN thuê bằng việc giảm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm cho những Cty có xây dựng nhà lưu trú cho CN”.
Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐ Cty PouYuen Việt Nam - cho biết, Cty có số lượng NLĐ ở trọ rất cao. Vừa qua, Cty có làm hồ sơ để cho hơn 22.000 NLĐ được hưởng hỗ trợ tiền nhà trọ theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg của Chính phủ và nguyện vọng chung của CN đều mong muốn có được nơi ở ổn định để “an cư lạc nghiệp”. Thế nhưng, với thu nhập như hiện nay thì CN rất khó mua được nhà.
“Việc xây nhà ở xã hội cho CN đã được nói từ rất lâu, nhưng đến nay chưa thực hiện được bao nhiêu. Với thu nhập hiện nay, một căn chung cư giá khoảng 500 triệu đồng thì CN có thể tiết kiệm và vay mượn thêm, giá trên 500 triệu đồng thì rất khó. Nếu Nhà nước không có chính sách thật quyết liệt như cấp đất không thu tiền sử dụng đất, miễn tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội cho CN thì chắc chắn đa số công nhân không bao giờ mua được nhà để yên tâm làm việc” - ông Nghiệp kiến nghị.
Theo Nam Dương/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin khác

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời
Thị trường 03/04/2025 14:41

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM
Thị trường 02/04/2025 11:57

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài
Thị trường 27/03/2025 16:37

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản
Thị trường 27/03/2025 15:40

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2
Thị trường 24/03/2025 12:00

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần
Thị trường 24/03/2025 09:25

Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất
Thị trường 24/03/2025 08:18

Gần 65.000 tỷ đồng làm dự án lấn biển Cần Giờ
Thị trường 22/03/2025 08:50

Đấu giá hàng chục lô đất ven đô ở Hà Nội, khởi điểm từ 5,4 triệu đồng/m2
Thị trường 19/03/2025 15:58

Đề xuất giải thể Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản TP.HCM
Thị trường 19/03/2025 11:16