Không để dịch sốt xuất huyết vượt tầm kiểm soát
Kiên quyết xử lý các trường hợp không tuân thủ phòng, chống dịch sốt xuất huyết Triển khai nhiều biện pháp, không để dịch sốt xuất huyết bùng phát |
Gia tăng ca bệnh, ổ dịch
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua (từ ngày 11 đến 18/8), Hà Nội ghi nhận 996 ca mắc SXH tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 234 ca so với tuần trước đó).Trong đó, một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân gồm: Hoàng Mai, Thanh Trì, Thạch Thất, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Phú Xuyên...Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có 4.508 ca mắc SXH; trong khi cùng kỳ năm 2022 chỉ có 1.270 ca. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 472/579 xã, phường, thị trấn.
Phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn huyện Thạch Thất. |
Cũng trong tuần qua, có thêm 71 ổ dịch SXH tại 20 quận, huyện, thị xã. Trong đó, dẫn đầu là quận Hoàng Mai với 13 ổ dịch.Tiếp đến là quận Bắc Từ Liêm 10 ổ dịch; huyện Đan Phượng 6 ổ dịch… Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 326 ổ dịch SXH. Hiện còn 129 ổ dịch đang hoạt động tại 27 quận, huyện, thị xã. Trong đó, một số ổ dịch ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Xã Phùng Xá - huyện Thạch Thất có 344 bệnh nhân; xã Hữu Bằng -huyện Thạch Thất có 186 bệnh nhân; thôn Vĩnh Ninh - xã Vĩnh Quỳnh - huyện Thanh Trì 217 bệnh nhân.
CDC Hà Nội đánh giá, số ca mắc SXH tại Hà Nội vẫn tiếp tục tăng nhanh. Trong đó, một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài. Dự báo, thời gian tới, số ca mắc vẫn tiếp tục gia tăng và xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt là tại các khu vực ổ dịch cũ, các xã, phường có diễn biến dịch các năm phức tạp. Trong tuần này, thành phố Hà Nội tiếp tục giám sát công tác phòng, chống SXH tại các ổ dịch tại các quận, huyện: Phú Xuyên, Tây Hồ, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Ứng Hòa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân.
Quyết tâm khống chế, kiểm soát tốt dịch bệnh
Theo các chuyên gia y tế, dịch SXH năm nay đến sớm và có nhiều diễn biến khác với những năm trước. Hà Nội đã và đang triển khai các biện pháp cấp bách để ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của dịch bệnh. Trong đó, cùng với sự vào cuộc của ngành Y tế, còn có sự vào cuộc tích cực của các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.
Điển hình, là một trong những địa bàn “điểm nóng” của dịch SXH thời gian qua, huyện Thạch Thất đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Tính đến ngày 17/8, huyện Thạch Thất ghi nhận gần 600 ca mắc SXH tại 16 xã, thị trấn. Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Thạch Thất đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch SXH.
TTYT huyện Thạch Thất đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch trên hệ thống loa, đài truyền thanh từ tuyến huyện đến các xã, thị trấn; truyền thông lưu động; in tờ rơi cấp phát tới các hộ gia đình; tuyên truyền trên các trang mạng xã hội… Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông lồng ghép tại các hội nghị, cuộc họp tại khu dân cư để người dân hiểu rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh SXH và nắm được các dấu hiệu của bệnh, từ đó có biện pháp phòng chống hiệu quả.
Toàn huyện đã tổ chức 46 lớp truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về phòng chống dịch SXH. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhằm phát huy tốt vai trò của các đội xung kích diệt bọ gậy trong việc tuyên truyền vận động người dân thường xuyên thau rửa, lật úp, loại bỏ các dụng cụ chứa nước, phế liệu, phế thải. Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về phòng chống SXH cho nhân viên y tế thôn...
Cùng với đó, TTYT huyện Thạch Thất tăng cường công tác giám sát cộng đồng, giám sát bệnh viện, các ca bệnh và ổ dịch, trong đó có giám sát tác nhân gây bệnh, giám sát véc tơ, giám sát phát hiện ca bệnh, tỷ lệ phát hiện ca bệnh đạt 98,9%. Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn huyện đã thực hiện 2 đợt tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy. Tại các khu vực ổ dịch xã Phùng Xá, Hữu Bằng, Dị Nậu, Lại Thượng, Canh Nậu đã triển khai 36 đợt vệ sinh môi trường với quyết tâm khống chế, kiểm soát tốt dịch bệnh…
Trong thời gian tới, TTYT huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch; tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh, ổ dịch mới; thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại khu vực ổ dịch, nguy cơ cao để phòng chống SXH. Song song với đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khi người dân có dấu hiệu nghi SXH cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
Tương tự, tại quận Long Biên cũng đã phát động triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng chống SXH đợt 2 trong năm trên phạm vi toàn quận, với sự tham gia của hơn 4.400 người. Tính đến ngày 15/8, trên địa bàn quận ghi nhận 64 trường hợp mắc SXH, phân bố tại 14/14 phường, 1 ổ dịch tại tổ 6 phường Bồ Đề với 9 bệnh nhân và hiện ổ dịch vẫn đang hoạt động.
Xác định việc thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt bọ gậy là yếu tố then chốt trong công tác phòng, chống dịch SXH, Ủy ban nhân dân quận Long Biên đã thành lập đoàn kiểm tra với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể quận đã đi kiểm tra thực tế khu vực ổ dịch và một số địa điểm nguy cơ cao tại phường Bồ Đề và Gia Thụy… TTYT quận Long Biên cũng tăng cường giám sát dịch tễ tại cộng đồng, phát hiện sớm ca bệnh, xử lý kịp thời không để dịch kéo dài và lan rộng; chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất đáp ứng công tác phòng chống dịch.
Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Diệt bọ gậy mới chính là biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH bền vững, còn phun hóa chất diệt muỗi chỉ là biện pháp cấp cứu. Chính vì vậy, phải tuyên truyền, vận động làm sao để người dân tự giác diệt bọ gậy mới có thể hạn chế được dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Hằng ngày, mỗi người dân, mỗi hộ chỉ cần dành 3-5 phút cho việc diệt bọ gậy trong và xung quanh gia đình nhà mình. Hơn nữa, người dân cần thực hiện nghiêm túc các đề nghị của đoàn y tế, chính quyền địa phương trong khi đi dập dịch như: Mở cửa cho cán bộ y tế, dân phòng, cộng tác viên y tế vào hướng dẫn phát hiện và diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi…
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30