Khôi phục nề nếp trực nhật lớp: Việc nhỏ, hiệu quả lớn!
Ấn tượng lễ chào cờ ngày đầu năm học mới | |
Rộn ràng Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường | |
Đồng phục không có lỗi |
Khôi phục nếp trực nhật lớp
Cuối tháng 8/2015, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các phòng GD-ĐT và nhà trường hướng dẫn triển khai một số công việc năm học 2015-2016. Bên cạnh những nội dung chỉ đạo liên quan đến công tác triển khai cho lễ khai giảng năm học mới, những quy định về việc may đồng phục học sinh..., một nội dung được nhấn mạnh đó là các trường cần duy trì nề nếp trực nhật lớp của học sinh thay đi thuê dịch vụ ngoài như trước đây. "Không thuê dịch vụ làm việc này, chỉ thuê dịch vụ tại các khu vực như khu vệ sinh, sân trường. Định kỳ tổ chức các buổi lao động tập thể với sự tham gia của cả giáo viên, nhân viên và học sinh, nhằm tạo ý thức lao động, giữ vệ sinh chung và tạo cảnh quan sư phạm", công văn nêu rõ.
Duy trì nề nếp trực nhật lớp giúp các em học sinh đoàn kết, giữ gìn vệ sinh chung. |
Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống, hoạt động này nhằm tạo chuyển biến trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Việc tổ chức định kỳ các buổi lao động tập thể với sự tham gia của giáo viên, nhân viên và học sinh được coi là một nhiệm vụ quan trọng không kém việc dạy học tại trường. Được biết, cách đây hơn chục năm, ý tưởng thuê người làm vệ sinh trường lớp học với mục đích giúp học sinh có thêm thời gian tập trung vào việc học, giáo viên cũng đỡ mất thời gian phân công, giám sát việc làm vệ sinh lớp được nhiều trường coi đó là một sáng kiến đúng đắn. Tuy nhiên, thời gian qua, sáng kiến này đã bộc lộ nhiều bất cập khiến không ít người cả trong và ngoài ngành giáo dục đều đồng tình ủng hộ chủ trương “xốc” lại hoạt động này để nâng cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết của các em học sinh cũng như đội ngũ giáo viên, cán bộ nhà trường.
Gắn kết bằng lao động tập thể
Được biết, thông tin này đã nhanh chóng được một số trường cập nhật và thông báo tới phụ huynh, học sinh trong buổi họp phụ huynh đầu năm học mới và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người. Chị Nguyễn Hoài Thu, phụ huynh học sinh trường THCS Nguyễn Trãi – Thanh Xuân, nhớ lại: “Nhớ thời mình còn đi học, 100% học sinh đều tham gia trực nhật lớp. Còn ngày lao động quét sân trường cả lớp phải dành một buổi lao động. Bạn mang chổi, bạn mang xẻng, phân công rõ ràng, vừa lao động vừa trò chuyện rất vui”. Tuy nhiên trên thực tế, không phải đợi đến khi có công văn, tinh thần trực nhật mới được “xốc” lên.
Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2015 – 2016, toàn thành phố có trên 1,7 triệu học sinh từ mầm non đến THPT, tăng 77.000 em so với năm học trước, có trên 26.000 trường học các cấp. Để chuẩn bị tốt cho năm học, thành phố đã xây dựng mới 64 trường của các cấp học, với kinh phí hơn 2000 tỷ đồng, cải tạo và xây trên 2.000 phòng học. Trong năm học 2015 – 2016, tổng kinh phí đầu tư mua sắm các trang thiết bị dạy và học của các cấp học trên địa bàn là 574.831 tỷ đồng |
Hà Nội, hiện vẫn có nhiều trường duy trì nếp trực nhật lớp từ nhiều năm nay như trường THCS Ngô Sỹ Liên. Theo thông tin từ các em học sinh trường Ngô Sỹ Liên, các khu vực chung như sân trường, nhà vệ sinh sẽ được đảm nhiệm bởi bác lao công. Hàng tuần các em vẫn được phân công trực nhật theo tổ. Tuần nào phải trực nhật thì học sinh tổ đó sẽ học muộn hơn 15 phút để làm trực nhật như quét dọn lớp học, lau bàn ghế, kê lại bàn ghế cho gọn gàng... Thanh Mai (THCS Ngô Sỹ Liên) cho biết, thực hiện những công việc này đối với lứa tuổi các em là phù hợp, không bị quá sức. Bên cạnh đó, mọi người cùng tham gia vào những hoạt động cộng đồng sẽ có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung, tạo sự kết nối giữa các thành viên trong lớp với nhau. Dành thời gian tham gia những hoạt động tập thể, nhiều bạn sẽ bỏ bớt đi được nhưng thói quen xấu như chơi game…
Qua tìm hiểu của phóng viên, tại một số trường vẫn chưa triển khai công tác này, tuy nhiên khi được hỏi, phần lớn giáo viên nhà trường đều bày tỏ ý kiến ủng hộ chủ trương của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, đáng lẽ việc này phải làm từ lâu. Còn theo cô giáo Nguyễn Thu Hương (trường THCS Nguyễn Trãi – Thanh Xuân), việc trực nhật đang được triển khai tới từng lớp. Nếu như trước đây, học sinh đến phiên trực nhật phải đem theo chổi quét lớp, quét sân, lau bảng thì bây giờ có thể trích quỹ lớp để mua nên các em không lo việc “quên” mang theo dụng cụ vệ sinh khi đi học. Giáo viên chủ nhiệm các lớp sẽ nghiêm khắc và hướng dẫn cụ thể hơn nữa với việc xả rác hoặc làm rơi rác ra lớp học.
Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý học đường Hà Nội, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, cho rằng, duy trì thói quen trực nhật nhằm tập cho các em quen dần với lao động, biết tôn trọng thành quả lao động, từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, biết hỗ trợ nhau. “Trẻ đến trường không chỉ học chữ mà còn được giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống không cần thiết phải bắt đầu từ việc gì đó cao siêu, mà sẽ tạo lập được từ những việc nhỏ, gần gũi nhất trong nhà trường, mà hiệu quả lại không nhỏ. Việc trực nhật lớp chỉ mất năm mười phút, nhưng điều các em nhận lại là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống mới là món quà tặng vô giá”, TS Tùng Lâm chia sẻ.
Tuệ Liên
Nên xem
Ông hoàng K-Pop G-Dragon trở lại sau 9 năm vắng bóng tại MAMA 2024
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai
Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống
Cùng hành động để tạo ra môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ sinh non
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Từ 15h hôm nay (14/11): Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít
Tin khác
Vinh danh 196 nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo
Giáo dục 14/11/2024 13:55
Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo
Giáo dục 14/11/2024 10:13
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giáo dục 13/11/2024 18:02
Hải Phòng: Huyện An Dương biểu dương phong trào thi đua “Hai tốt” năm học 2023 - 2024
Giáo dục 13/11/2024 07:35
Ngành GD&ĐT Thủ đô: 70 năm vươn mình bứt phá
Xã hội 12/11/2024 14:33
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
Giáo dục 11/11/2024 17:05
Trường THCS Vân Canh: Lan tỏa phong trào khuyến học, khuyến tài
Giáo dục 11/11/2024 15:29
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Giáo dục 10/11/2024 20:32
Ấn tượng chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”
Xã hội 10/11/2024 12:36
Sẽ nghiên cứu mức phụ cấp tương xứng cho nhân viên y tế, kế toán trường học
Giáo dục 09/11/2024 21:49