Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025
Khoản 1, Điều 60 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động.
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Tại Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu đã có hướng dẫn cụ thể: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Đối chiếu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ, năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường đối với nam là đủ 61 tuổi 3 tháng và đối với nữ là đủ 56 tuổi 8 tháng.
Bảng tính tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường. |
Nghị định số 135/2020/NĐ-CP cũng quy định rõ nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động lao động bình thường. Cụ thể: Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, khi có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Hoặc người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021.
Ngoài ra còn có trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
Bảng tính tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động nam và lao động nữ. |
Như vậy, theo quy định tại Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, người lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối chiếu quy định, năm 2025, người lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn là 56 tuổi 3 tháng đối với nam và 51 tuổi 8 tháng với nữ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Cảnh giác với các chiêu lừa đảo tinh vi dịp cuối năm
Nghệ An có tân Chủ tịch UBND tỉnh
Thông tin một người thu được 50 triệu đồng/ngày từ tố giác vi phạm giao thông là không chính xác
Trang Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội" tiếp nhận gần 8.000 tin phản ánh vi phạm giao thông
Cập nhật giá vàng sáng 4/1: Giá vàng thế giới giảm, trong nước đứng yên
Ngày 17/1, xét xử cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và đồng phạm
Tin khác
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng
Chính sách 01/01/2025 10:00
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách
Chính sách 26/12/2024 08:47
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Chính sách 24/12/2024 17:36
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Chính sách 24/12/2024 08:49
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Chính sách 24/12/2024 08:23
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42