Đồng phục không có lỗi

Năm học mới chuẩn bị bắt đầu, chuyện đồng phục học sinh lại trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của phụ huynh. Đa số ý kiến đều than thở đồng phục gây tốn kém tiền bạc, đồng phục chất lượng kém, hình thức xấu xí…
Không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới
Giải pháp “chống nhạt” cho môn học tích hợp
Hà Nội xóa “điểm trắng” trường mầm non

Tôi cho rằng, đồng phục không có lỗi nhưng vì nó liên quan đến lợi ích của nhiều người, từ nhà may, đến nhà trường, từ phụ huynh đến học sinh nên có có rất nhiều vấn đề.

Người ta bảo nhà may làm ẩu, dùng vải chất lượng kém để hạ giá thành, có người lại “tố” nhà trường lợi dụng việc bán đồng phục để tư lợi, nhận “hoa hồng” của nhà may nên bất chấp dư luận để học sinh của mình mặc những bộ đồ vừa đắt vừa kém chất lượng.

Phụ huynh là người bỏ tiền càng không thể không bức xúc. Nhưng khổ nhất vẫn là người mặc đồng phục, có ai quan tâm đến việc áo các em không thấm mồ hôi, chỉ cần chạy nhảy mạnh là đứt chỉ, tuột khuy áo, rách đũng quần…

Nếu ai đó hỏi tôi có muốn cho con mặc đồng phục đến trường hay không? Tôi sẽ trả lời ngay rằng, mặc đồng phục đến trường rất tốt, rất đẹp.

Đồng phục không có lỗi
Ảnh minh họa: Văn Chung

Tôi thích con đến trường với bộ đồng phục học sinh chỉnh tề, càng thích hơn khi được nhắm nhìn hàng trăm đứa trẻ cùng chung màu áo khi đứng trên sân trường tạo thành một bức tranh sống động, tươi tắn. Điều đó sẽ không có được nếu mỗi học sinh diện một trang phục khác nhau. Theo tôi, mặc đồng phục cũng là một biện pháp rèn luyện nền nếp và ý thức của trẻ.

Nếu hỏi tôi có bức xúc vì giá tiền đồng phục quá cao? Tôi trả lời có. Tôi còn nhớ mấy năm trước, khi cậu con trai vào lớp 1, chỉ riêng tiền đồng phục đã mất khoảng 2 triệu đồng, bao gồm 2 bộ đồ mùa hè (dài và ngắn), 2 bộ đồ thể dục (dài và ngắn), 1 bộ đồ mùa đông. Số tiền đồng phục cộng với các khoản tiền đóng góp khác đã thổi bay cả tháng lương.

Chất lượng thì giống như mọi đồng phục học sinh khác, không thể bằng những bộ quần áo bố mẹ mua cho con. Đồng phục may theo khung số đo có sẵn, nên không thể vừa vặn với từng người. Con tôi hơi nhỏ, vì thế quần dài phải mang đi cắt gấu mới mặc được, áo thì vừa rộng vừa dài nên lúc nào cũng phải bỏ vào quần cho gọn gàng. Để phòng xa, tôi còn mang hết đồng phục đi may lại một lượt cho chắc chắn.

Quần áo rộng quá không chỉ vướng víu khi chơi mà còn ảnh hưởng đến mọi hoạt động khác, viết chữ, ngồi học cũng không thoải mái. Vì thế con tôi thích nhất là những ngày không phải mặc đồng phục đi học.

Nếu có người hỏi tôi mong muốn gì về chuyện đồng phục học sinh. Tôi có rất nhiều mong muốn.

Đầu tiên, tôi mong việc mặc đồng phục có thể đơn giản hơn. Chẳng hạn như áo thì chỉ cần sáng màu, quần tối màu. Như thế học sinh có thể linh hoạt thay đổi giữa áo phông cotton hoặc áo sơ mi cho phù hợp với thời tiết, nhất là vào mùa nắng nóng. Phụ huynh cũng không phải tốn tiền mua sắm đủ loại đồng phục dài - ngắn, đông - hè nữa.

Tôi mong các vị lãnh đạo nhà trường hãy thực sự tâm huyết và trách nhiệm để mang đến cho học sinh những bộ đồng phục đẹp về hình thức, tốt về chất lượng, phù hợp về giá cả để khi cầm trong tay bộ đồng phục, phụ huynh không còn phải nâng lên đặt xuống, săm soi đường kim mũi chỉ. Bởi phụ huynh sẵn lòng chi tiền mua đồng phục nếu họ nhận được những sản phẩm có giá trị tương xứng.

Điều tôi mong nhất là các trường đừng bắt phụ huynh năm nào cũng mua đồng phục mới cho con hoặc cứ một hai năm lại thay đổi mẫu trang phục.

Vì đồng phục thường rất rộng rãi, mặc một hai năm vẫn được. Những gia đình có con cái hoặc anh em họ hàng cùng học một trường cũng có thể sử dụng lại đồ của nhau để tiết kiệm chi phí.

Chia sẻ thêm về chuyện này, tôi rất mừng vì trường của con trai không quy định mua đồng phục hàng năm. Vì thế số đồng phục mua từ năm lớp 1 con vẫn dùng được trong cả năm học lớp 2. Năm nay cháu vào lớp 3 nhưng vẫn còn mặc vừa một vài bộ. Chồng tôi nói vui rằng: Quần áo đồng phục tuy dài và rộng nhưng cũng rất có lợi vì mặc được cả mấy năm liền…

Cũng vì trường không thay đổi đồng phục, học sinh có thể sử dụng đồng phục cũ nếu còn vừa nên số tiền đóng góp đầu năm học cũng giảm đáng kể.

Trong cuộc sống hiện đại, việc mặc đồng phục trong mọi công việc, ngành nghề ngày càng trở nên phổ biến thể hiện sự chuyên nghiệp và văn minh. Đồng phục học sinh góp phần làm đẹp cho môi trường giáo dục, rèn luyện ý thức trang phục gọn gàng, lịch sự cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ. Bởi thế, những người có trách nhiệm đừng để đồng phục phải chịu tiếng oan...

Theo Đỗ Quyên/ Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng nặng mức xử phạt, ý thức tham gia giao thông chuyển biến

Tăng nặng mức xử phạt, ý thức tham gia giao thông chuyển biến

(LĐTĐ) Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân.
Xuân về bên những căn nhà tình nghĩa Công đoàn

Xuân về bên những căn nhà tình nghĩa Công đoàn

(LĐTĐ) Mùa xuân là bắt đầu cho những dự định mới, tương lai mới. Trong những ngôi nhà tình nghĩa, những điều ấy lại càng được nhân lên gấp bội khi “giấc mơ” an cư của nhiều đoàn viên công đoàn khó khăn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thành hiện thực.
Nghệ An xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm sau 3 ngày triển khai Nghị định số 168/2024/NĐ-CP

Nghệ An xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm sau 3 ngày triển khai Nghị định số 168/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu áp dụng Nghị định 168/CP, Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức 443 ca tuần tra, kiểm soát với sự tham gia của 1.780 cán bộ, chiến sĩ.
Xử phạt chủ tài khoản Facebook đăng tải thông tin sai sự thật về lịch sử Việt Nam

Xử phạt chủ tài khoản Facebook đăng tải thông tin sai sự thật về lịch sử Việt Nam

(LĐTĐ) Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt một chủ tài khoản Facebook đăng tải thông tin sai sự thật về lịch sử Việt Nam.
Chung tay vì môi trường xanh, sạch, đẹp của Thủ đô

Chung tay vì môi trường xanh, sạch, đẹp của Thủ đô

(LĐTĐ) Đoàn Thanh niên quận Đống Đa (Hà Nội) phối hợp với chính quyền các phường và đơn vị liên quan ra quân tổng vệ sinh môi trường, làm sạch các tuyến phố…
Xử lý nghiêm các hành vi xả rác "không đúng giờ, không đúng nơi quy định"

Xử lý nghiêm các hành vi xả rác "không đúng giờ, không đúng nơi quy định"

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, tất cả người dân phải chấp hành quy định của Luật Bảo vệ Môi trường là phân loại rác từ nhà, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định… nếu vi phạm vứt rác bừa bãi sẽ bị xử phạt. Quy định là vậy, nhưng do rất ít trường hợp bị xử phạt nên vẫn còn một bộ phận người dân chưa có ý thức đổ rác đúng thời gian, đúng nơi quy định.
Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai

Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai

(LĐTĐ) Gần đây xuất hiện nhiều tranh chấp trong việc đặt cọc mua đất đai, nhà thuộc các dự án... Người hiểu luật sẽ soạn thảo văn bản đặt cọc chặt chẽ, giải quyết mẫu thuẫn bằng cách khởi kiện ra tòa hoặc đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc nếu có dấu hiệu hình sự. Nhưng cũng có không ít trường hợp phải chấp nhận mất cả chì lần chài, bị đối tác lật cọc.

Tin khác

10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024.
Quy định mới về dạy thêm, học thêm

Quy định mới về dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư được xây dựng với mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông mới và các quy định của pháp luật có liên quan.
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 4222/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT

Vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Thí sinh mang vật dụng trái phép vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ bị đình chỉ thi. Thí sinh bị đình chỉ thi bài thi nào sẽ bị điểm 0 bài thi đó và không được tiếp dục dự thi các bài thi tiếp theo.
3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT

3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 3 trường hợp được đặc cách tốt nghiệp THPT.
Những trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 2 trường hợp thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

Những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổng kết những thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024.
Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 3 trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi này.
Nâng cao chất lượng giáo dục nhờ ứng dụng công nghệ

Nâng cao chất lượng giáo dục nhờ ứng dụng công nghệ

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã giúp ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nâng cao hiệu quả quản lý và đổi mới chất lượng dạy - học. Có thể nói, nhờ có CNTT, diện mạo của ngành GD&ĐT đã thay đổi từng ngày, từng giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động