Khơi dậy và phát triển công nghiệp văn hóa từ nguồn lực di sản

(LĐTĐ) Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa đa dạng và hấp dẫn không chỉ giúp truyền tải, lan tỏa các giá trị di sản văn hóa tới cộng đồng, mà còn phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến trong phát triển công nghiệp văn hóa thời gian tới.
Định hướng, chính sách và nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô Huy động nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống: Nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa

Để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, thời gian qua, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã tăng cường phối hợp với các đơn vị, nghệ sĩ, nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm bảo tồn, tôn vinh, phát huy các giá trị di sản; hỗ trợ nghệ nhân, nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật và tạo sự hấp dẫn, thu hút của di sản Hoàn Kiếm trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Nâng cao công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô Hà Nội, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Di sản quận Hoàn Kiếm đa dạng với khu vực hồ Hoàn Kiếm được công nhận là di sản cấp quốc gia đặc biệt, khu Phố cổ Hà Nội là di sản cấp quốc gia.

Trên địa bàn quận có 51 di tích lịch sử văn hóa, di tích cánh mạng khác đã được xếp hạng với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng. Bên cạnh giá trị vật thể, các giá trị di sản phi vật thể hết sức phong phú như các nghề truyền thống, ẩm thực; nghệ thuật diễn xướng dân gian; lễ hội truyền thống,...

Khai mạc chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) trở thành không gian sáng tạo mới của quận Hoàn Kiếm.

Theo ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàn Kiếm luôn quan tâm tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, du lịch của quận. Nhiều công trình giá trị đã được quận đầu tư trùng tu, tôn tạo. Các di sản văn hóa trở thành các không gian văn hóa, nơi diễn ra các hoạt động giáo dục di sản, tương tác với cộng đồng.

"Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, Nghị quyết “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã tăng cường phối hợp với các đơn vị, nghệ sĩ, nghệ nhân, thợ thủ công, các cá nhân trong và ngoài nước tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm bảo tồn, tôn vinh, phát huy các giá trị di sản; hỗ trợ nghệ nhân, nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật và tạo sự hấp dẫn, thu hút của di sản Hoàn Kiếm trong thời kỳ hội nhập và phát triển", Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho hay.

Các hoạt động này đã giúp truyền tải, lan tỏa các giá trị di sản văn hóa tới cộng đồng. Qua đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo tồn di sản. Các tổ chức và cá nhân chung tay với chính quyền trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cho biết, trong nhiều năm qua, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản luôn được các cấp chính quyền cũng như các nhà khoa học và cộng đồng quan tâm. Xác định rõ di sản văn hóa là nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là ngành du lịch văn hóa, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đa dạng với mục đích bảo vệ, bảo tồn các giá trị di sản, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh Khu Phố cổ Hà Nội, khu vực Hồ Hoàn Kiếm nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11

Vừa qua, Thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo trên nền tảng di sản, từ chất liệu văn hóa truyền thống qua các chương trình phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội. Tinh thần ấy được tiếp nối và lan tỏa trong chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 của Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội.

Khai mạc chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
Màn trình diễn Trống hội cùng trích đoạn tác phẩm “Cõi thinh không” do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam thể hiện.

Minh chứng là dịp này, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức chuỗi các hoạt động văn hóa phong phú, hấp dẫn với chủ đề “Dòng chảy Di sản” từ ngày 18/11 đến ngày 17/12/2023.

Cụ thể, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ có Trưng bày giới thiệu về Nghệ thuật Tuồng trong di sản văn hóa truyền thống Việt; Tọa đàm về ứng dụng chất liệu Tuồng trong đời sống đương đại; Biểu diễn âm nhạc truyền thống “Xưa - Mới hôm nay” của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc. Tại Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây), diễn ra Không gian giới thiệu Trà Việt với chủ đề “Ấm chén trà cụ trong không gian thưởng trà của người Hà Nội”. Tại Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc) có trưng bày giới thiệu tranh dân gian Kim Hoàng và nghệ thuật Thư pháp, chủ đề “Mảng chạm”.

Tại Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ (28 Hàng Buồm), diễn ra triển lãm nghệ thuật gốm Bát Tràng - Hà Nội và gốm Đông Hòa - Phú Yên. Tại Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào có trưng bày, giới thiệu sản phẩm sơn mài Hanoia. Tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - 2 Lê Thái Tổ, diễn ra Trưng bày 60 tác phẩm trong bộ ảnh “Ơi cuộc sống mến thương”.

Tại Lễ khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, công chúng cũng đã được thưởng thức màn trình diễn Trống hội cùng trích đoạn tác phẩm “Cõi thinh không” do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam thể hiện; tham quan không gian trưng bày và giao lưu cùng nghệ sĩ tuồng Nguyễn Kim Kê và họa sĩ Nguyễn Cao Thắng để tìm hiểu về mặt nạ tuồng truyền thống.

Trong nhiều thế kỷ, những di sản dân gian và truyền thống này đã đồng hành cùng văn hoá bản địa, ghi lại lịch sử bằng những giá trị vật thể và phi vật thể mang tính biểu tượng. Nghệ thuật gợi nhớ ký ức, phơi bày cả hạnh phúc và bi kịch nhưng luôn mang lại những hy vọng cùng sự thay đổi. Mỗi câu chuyện được kể qua nghệ thuật truyền thống đều mang nhịp đập của lịch sử và nỗi trăn trở của các thế hệ.

Chuỗi các hoạt động phong phú và hấp dẫn này giúp truyền tải, lan tỏa các giá trị di sản văn hóa tới cộng đồng. Qua đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo tồn di sản. Đặc biệt, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến trong phát triển công nghiệp văn hóa thời gian tới.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng

(LĐTĐ) Sáng 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố, Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố tổ chức toạ đàm "Cách làm và kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện phong trào "Cán bộ công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng".
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 khép lại, tạo dấu ấn lớn với người dân Thủ đô

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 khép lại, tạo dấu ấn lớn với người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Trong 12 ngày diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, có tới 200.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm; 30.000 lượt khách tham quan Tháp nước Hàng Đậu.
Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

Sức sống mới của làng Cựu trong cuộc sống đương đại

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023, ngày 25/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên đã phối hợp với Trường Đại học Xây dựng tổ chức tọa đàm "Sức sống mới của làng cổ - làng Cựu trong cuộc sống đương đại".
Bản hòa ca đặc sắc  “Âm cảnh Ga”

Bản hòa ca đặc sắc “Âm cảnh Ga”

(LĐTĐ) Sự kiện nghệ thuật “Âm cảnh Ga” mở cửa tự do cho công chúng tham gia tại Xưởng nóng, Nhà máy xe lửa Gia Lâm đến hết ngày 28/11.
Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

Kỳ cuối: Huy động nguồn lực để các không gian sáng tạo “cất cánh”

(LĐTĐ) Không gian sáng tạo có nhiều giá trị đối với sự phát triển của đô thị, tuy nhiên, cần có giải pháp đồng bộ để phát triển các không gian sáng tạo ở Hà Nội. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã cuộc trò chuyện với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

(LĐTĐ) Sáng 24/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã diễn ra Hội thảo "Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan Bãi Giữa sông Hồng: Tầm nhìn và giải pháp".
Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

Kỳ 2: Không gian sáng tạo ở Thủ đô, tuy thừa mà thiếu!

(LĐTĐ) Mặc dù có sự gia tăng về số lượng, đa dạng về cách thức tổ chức và mô hình hoạt động nhưng nhìn tổng thể, sự phát triển không gian sáng tạo của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Các không gian sáng tạo ở Hà Nội chủ yếu vẫn là những mô hình tự phát, thiếu sự định hướng, hỗ trợ từ phía chính quyền và rơi vào nghịch lý thừa mà thiếu.
Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 23/11, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2023.
Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

Sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam giới thiệu tới công chúng những di vật đặc sắc của văn hóa Đông Sơn mới được sưu tầm. Những di vật này sẽ chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa Đông Sơn, góp phần giải đáp những bí ẩn liên quan đến kỹ thuật đúc trống đồng từ 2000 năm trước.
“Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

“Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo

(LĐTĐ) Xác định đặt sáng tạo văn hóa và phát triển nguồn lực văn hóa làm trung tâm của quá trình phát triển bền vững, kể từ khi tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO đến nay, Hà Nội luôn nỗ lực triển khai các sáng kiến, giải pháp phát huy tiềm năng sáng tạo thành nguồn lực phát triển; thực hiện có hiệu quả các cam kết của Thành phố với UNESCO. Trong đó, với hệ thống di sản dồi dào là nguồn lực để Hà Nội khai thác xây dựng sản phẩm du lịch, không gian sáng tạo mới.
Xem thêm
Phiên bản di động