Khơi dậy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên
Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2018 - 2023 | |
Du học nghề Đức – Con đường mới cho học sinh Việt |
Ngày 5/10, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 đã được tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Tới dự sự kiện có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; bà Lê Thị Nguyệt, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành trung ương, thành phố Hà Nội; các trường đại học, sở Giáo dục và Đào tạo và hơn 1000 học sinh sinh viên.
Khởi nghiệp thường trực trong suốt cuộc đời mỗi người
Phát biểu khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sau 2 năm triển khai Đề án 1665 "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 là một sân chơi lành mạnh, bổ ích thiết thực, hiệu quả đối với tất cả các học sinh, sinh viên trong cả nước và tạo cơ hội để để cơ sở đào tạo giao lưu, học tập kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, giúp các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên kết nối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư; tổng kết công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đã triển khai trong một năm qua. đã có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức trong mỗi nhà trường và có sự lan toả sâu rộng trong học sinh sinh viên.
Ngành Giáo dục đã xây dựng tiêu chí nhà trường, đơn vị khởi nghiệp, xây dựng được một số tài liệu hướng dẫn kỹ năng về khởi nghiệp, đặc biệt giữa các nhà trường và doanh nghiệp đã có sự kết nối để tạo ra được không gian khởi nghiệp, khuyến khích hỗ trợ thầy cô giáo và học sinh, sinh viên cùng tham gia vào quá trình khởi nghiệp.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh Đề án 1665 không phải để tạo ra nhiều nhà khởi nghiệp hay tỷ phú mà để trang bị kiến thức cho học sinh, sinh viên về khởi nghiệp. |
Theo Bộ trưởng, số lượng dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao. "Nếu năm ngoái có khoảng gần 200 dự án khởi nghiệp thì năm nay con số đó đã là 300 dự án. Chất lượng của các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp cũng tốt hơn, được các doanh nghiệp đánh giá cao hơn, kết nối tốt hơn và đóng góp nhiều hơn cho phong trào khởi nghiệp quốc gia. Đây là tín hiệu tốt", Bộ trưởng bộ Giáo dục nhận định.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ngành Giáo dục sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án 1665, trong đó chú trọng xây dựng các bộ tài liệu mang tính thực tiễn cao để nhân rộng kinh nghiệm khởi nghiệp của sinh viên; đồng thời nhân rộng các tài liệu đóng góp vào hệ tri thức Việt số hóa, qua đó nhiều người cùng được chia sẻ, đóng góp kinh nghiệm và kết nối với nhau tốt hơn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ kết nối, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành để triển khai các đề án lớn của Chính phủ như Trung tâm Khởi nghiệp quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia; tạo thêm nhiều cơ hội cho học sinh sinh viên khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nắm bắt và tận dụng được lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019. |
Đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân trong việc hỗ trợ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong mỗi nhà trưởng, Bộ trưởng mong muốn, tới đây, các doanh nghiệp không chỉ tham gia hỗ trợ nhà trường thông qua hoạt động tài trợ mà còn hợp tác sâu hơn trong thiết kế chương trình giảng dạy, tham gia tổ chức giảng dạy.
Lưu ý việc một số nhà trường vẫn còn coi khởi nghiệp chỉ là phong trào, chưa thực sự tạo được không gian để thầy cô và học trò được làm việc với doanh nghiệp ở góc độ sáng tạo, Bộ trưởng đề nghị, mỗi nhà trường phải coi đây là giải pháp để phát triển, vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa thúc đẩy hoạt động nghiên cứu gắn với kết nối doanh nghiệp.
Các thầy cô cần mạnh dạn giao cho học sinh, sinh viên các đề tài tốt và tạo điều kiện để các em phát triển ý tưởng của mình. Chia sẻ với các em học sinh sinh viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, khởi nghiệp luôn thường trực trong suốt cuộc đời mỗi người. Khởi nghiệp phải khẩn trương nhưng cũng phải thận trọng.
"Đối với học sinh, sinh viên, nhiệm vụ trung tâm là học tập, học để chuẩn bị hành trang cho tương lai. Do vậy, quá trình tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện ý chí, nuôi dưỡng đam mê khát vọng là rất cần thiết. Khởi nghiệp cũng rất cần nhưng phải từng bước thận trọng, tránh tình trạng không chuẩn bị kỹ dẫn tới thất bại, chán nản", Bộ trưởng nhắn nhủ.
Trang bị kiến thức cho học sinh, sinh viên về khởi nghiệp
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh sinh viên năm 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhắc lại mục đích của Đề án 1665 "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025".
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đang thực hiện đổi mới về phương pháp dạy và học, trong đó phải khơi dậy được sự sáng tạo của cả học sinh và giáo viên trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Do vậy, Đề án này không phải để tạo ra nhiều nhà khởi nghiệp hay tỷ phú mà để trang bị kiến thức cho học sinh, sinh viên về khởi nghiệp, cao hơn nữa là tạo kết nối giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp. Và cao nhất là rèn luyện tinh thần khởi nghiệp trong học sinh sinh viên, hun đúc và nhân lên tinh thần ấy.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cùng các đại biểu bấm nút khởi động Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh sinh viên năm 2019. |
Để tiếp tục triển khai Đề án 1665 cũng như thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh sinh viên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tất cả các trường đại học phải có ít nhất một không gian làm việc chung. Hiện nay đã có 70 điểm làm việc sáng tạo trong trường đại học nhưng con số này vẫn còn nhỏ so với số lượng các trường đại học.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị, các trường đại học, các thầy cô giáo cùng nhau làm và cùng nhau chia sẻ học liệu trên môi trường mạng, để từ đó lan tỏa tri thức, đóng góp hữu ích nhất cho các bạn sinh viên khởi nghiệp.
Tại Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh sinh viên năm 2019, học sinh, sinh viên được tham quan các không gian ý tưởng khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực: Khoa học, công nghệ; Kinh doanh, giáo dục, y tế, dịch vụ; nông, lâm, ngư nghiệp, kinh doanh tạo tác động xã hội và không gian khởi nghiệp của học sinh Trung học phổ thông tổng số các dự án tham gia trưng bày khoảng 80 dự án đến từ 40 trường đại học và 18 Sở Giáo dục và Đào tạo; tham dự các hoạt động giao lưu, kết nối đầu tư giữa các doanh nghiệp và các dự án ý tưởng; tham gia các hoạt động tương tác giữa các dự án với khách tham quan.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tham quan các gian trưng bày và khích lệ tinh thần khởi nghiệp của các học sinh, sinh viên. |
Đến với Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019, nhóm tác giả Đỗ Chí Khiêm và Trịnh Huy Phúc (trường Trung học phổ thông Sơn Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang) mang đến dự án Máy thu hoạch và chăm sóc cây chè. Chia sẻ về tinh thần khởi nghiệp từ lứa tuổi học sinh, sinh viên, bạn Đỗ Chí Khiêm chia sẻ: "Xuất phát từ nhu cầu thực tế chúng em đã sáng tạo ra sản phẩm máy chăm sóc và thu hoạch chè điều khiển từ xa có thể hỗ trợ người dân vùng trồng chè giảm sức lao động, an toàn khi phun thuốc. Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 là cơ hội tốt để chúng em học hỏi và có thêm các nguồn lực và nâng cao tinh thần sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường".
Trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2019 cũng diễn ra các hoạt động bao gồm: "Diễn đàn truyền cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên: Kinh nghiệm từ các doanh nhân khởi nghiệp"; Hội thảo "Định hướng trường đại học khởi nghiệp: Mô hình nào cho các trường đại học tại Việt Nam" hay Hội thảo "Công tác hỗ trợ học sinh khởi nghiệp trong các trường phổ thông, kinh nghiệm và giải pháp".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04