Khẩn cấp triển khai các biện pháp ngăn chặn bạch hầu ở Tây Nguyên
Cần bảo vệ âm nhạc cổ truyền dân tộc | |
Thơm ngát Tà Đùng | |
Dấu ấn Tây Nguyên trong tổ hợp thương mại giải trí hàng đầu Gia Lai |
Gần 50% ca bệnh bạch hầu không có triệu chứng
Sáng ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam và Quảng Ngãi về công tác phòng chống dịch bạch hầu.
Báo cáo tại cuộc họp, ông Đặng Quang Tấn – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết từ đầu năm đến nay, 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai) đã ghi nhận 66 trường hợp, tăng 3 ca so với cuộc họp khẩn của Bộ Y tế về phòng chống bạch hầu cách đây 2 ngày.
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc |
Phân tích sâu về 53 ca đầu tiên mắc bệnh, Cục trưởng Đặng Quang Tấn thông tin, có tới 25 ca không có biểu hiện triệu chứng (người lành mang trùng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc). "Việc có tới gần 50% ca bệnh không có triệu chứng, chứng tỏ bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, nguy cơ lây bệnh từ người này sang người khác qua tiếp xúc là rõ ràng", ông Tấn nhận định.
Trong số các trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là người trên 7 tuổi (chiếm 85%), ghi nhận có người 50-60 tuổi cũng mắc bệnh. Đa số trường hợp mắc bệnh không được tiêm vaccine phòng bạch hầu đủ mũi, đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ có 3 trường hợp/53 người (5,6%).
Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh một số nội dung cần làm đối với địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Trong đó, nhấn mạnh các tỉnh Tây Nguyên phải làm tốt công tác truyền thông để làm sao thay đổi được nhận thức, hành vi của người dân về phòng chống bệnh bạch hầu.
"Trên thực tế có tình huống cán bộ y tế đã đến tận nhà vận động nhưng người dân vẫn không đi tiêm chủng, do đó trong công tác truyền thông cần đa dạng các hình thức, trong đó chú trọng tuyên truyền bằng ngôn ngữ của đồng bào, tuyên truyền bằng cách cầm tay chỉ việc theo kiểu “đi từng ngõ, gõ từng nhà", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý.
Cấp tốc đưa vaccine đến vùng có nguy cơ lây nhiễm
Viện trưởng Viện Dịch tễ Tây Nguyên cho biết, tuần này và tuần sau sẽ triển khai xét nghiệm bạch hầu tại Đắk Lắk và Đắk Nông. Viện sẵn sàng cung ứng 500.000 liều vắcxin cho Tây Nguyên trong 1 ngày nhưng khó khăn là người dân phần lớn ở vùng sâu vùng xa, chưa có ý thức tiêm phòng.
PGS.TS Phan Trọng Lân- Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cũng thông tin dù tiêm vắc xin nhưng vẫn có vi khuẩn trong người nên vẫn có khả năng lây lan. Vắc xin chỉ giảm tình trạng bệnh nặng, biến chứng và tử vong. Với bạch hầu phải phát hiện sớm. Vì thế điều tra dịch tễ để truy vết rất quan trọng giúp những người đã tiếp xúc được dùng kháng sinh dự phòng.
Lắng nghe các ý kiến thảo luận tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế kết luận: Dịch bạch hầu xảy ra rải rác, nhưng năm nay khác các năm trước là quy mô xảy ra trên diện rộng (hiện đã xuất hiện tại 4 tỉnh Tây Nguyên).
“Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng đối với dich bệnh này là làm thế nào để dập dịch nhanh nhất, không để dịch lan rộng và đảm bảo yếu tố bền vững cho giai đoạn sau”- GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết.
Quyền Bộ trưởng cũng nhấn mạnh bệnh bạch hầu là bệnh cổ điển, tất cả các cơ chế sinh bệnh học đều đã biết, tử vong chủ yếu do biến chứng viêm cơ tim. Bệnh này có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, Quyền Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan tâp trung nỗ lực khống chế, quyết liệt ngăn chặn và kiểm sát dịch bệnh này.
Tuy nhiên, song song với phòng chống dịch bạch hầu cần phải chú trọng phòng chống dịch Covid-19, không thể chủ quan, lơ là, nếu chúng ta để xảy ra một ca bệnh thì tốc độ lây lan rất nhanh.
Bộ Y tế sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầy trên quy mô lớn, trước hết tại 4 tỉnh Tây Nguyên là Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum có ca bệnh, sau đó là Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Tiêm theo chiến dịch nên tất cả người dân từ 2 tháng tuổi đều được tiêm chủng.
Theo đó, toàn bộ trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm phòng. Với trẻ 2-3-4 tháng thì tiêm vắc xin 5 trong 1 đang tiêm rộng rãi, trên 7 tuổi thì tiêm vắc xin Td (chứa thành phần uốn ván, bạch hầu).
“Chúng ta đã thực hiện rất thành công chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh sởi và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên chiến dịch này khác chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi là để ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu lây lan và tạo tiền đề vững chắc phòng chống dịch các năm tiếp theo”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh
Dự kiến sẽ có khoảng hơn 10 triệu liều vắc xin cung cấp cho 4 địa phương này với hơn 4,7 triệu người được tiêm vắc xin
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường
Y tế 17/11/2024 06:35