Cần bảo vệ âm nhạc cổ truyền dân tộc

Khi cuộc sống hội nhập mang đến nhiều dòng âm nhạc hiện đại, mới mẻ, hấp dẫn người nghe, âm nhạc dân gian đã không còn phù hợp với thị hiếu đương đại. Thời gian gần đây, âm nhạc trực tuyến lên ngôi hướng người xem đến với những phương tiện nghe nhìn thưởng thức tại nhà, thì âm nhạc dân tộc lại càng khó có chỗ đứng.
can bao ve am nhac co truyen dan toc An Ngọc: Cô ca sĩ trẻ đam mê dòng nhạc dân tộc
can bao ve am nhac co truyen dan toc Một đời người gắn bó với âm nhạc dân tộc
can bao ve am nhac co truyen dan toc “Vua muỗng” Trần Quang Hải trao tặng tư liệu âm nhạc cho nước nhà

Thực tế cho thấy, nghệ thuật dân tộc nói chung, âm nhạc cổ truyền dân tộc nói riêng đã và đang bị tác động rất lớn bởi cơ chế thị trường. Nhiều loại hình âm nhạc cổ truyền đang mờ dần bản sắc, thưa vắng người nghe, người xem. Một bộ phận lớp trẻ chỉ quan tâm đến nhạc thương mại, nhạc nước ngoài mà quay lưng với âm nhạc dân tộc, khiến những người tâm huyết với âm nhạc cổ truyền lo ngại, các nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc cổ truyền cũng gặp nhiều khó khăn.

can bao ve am nhac co truyen dan toc
Âm nhạc dân tộc khó khăn khi tìm chỗ đứng trong dòng chảy hiện đại

Các loại hình như dân ca quan họ, hát xoan, ví dặm... là những sản phẩm văn hóa do nhân dân sáng tạo ra, trở thành món ăn tinh thần, có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của người dân các dân tộc Việt Nam, là nhân tố góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... nhưng loại hình âm nhạc này chỉ được đem ra trình diễn trong những chương trình mang tính sự kiện chính trị, văn hóa, trình diễn tại một số khu di tích… chứ ít khi được thương mại hóa, đầu tư.

Các loại hình âm nhạc đặc sắc như nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ, ca trù, hát xoan đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng hiện vẫn sống lay lắt vì ít người xem, hoặc muốn có người xem thì phải “sân khấu hóa”, tức là hát có micro và có nhạc đệm, thậm chí cả đàn organ hiện đại.

Nhạc sĩ Đức Trí: Nên chấp nhận nhiều cách thể hiện, sáng tạo nhạc dân tộc khác nhau, miễn sao phải giữ được cái gốc và được khán giả đón nhận, chứ không phải mang đi giới thiệu, giao lưu là nhạc dân tộc sẽ có đất sống.

Tuy nhiên để âm nhạc dân tộc đến gần công chúng, thời gian qua nhiều loại hình nghệ thuật đã có những cách tân làm mới để hút khán giả nhưng vô hình chung đang làm mờ dần bản sắc dân tộc. Xu hướng cách tân, cải tiến âm nhạc dân tộc đang làm biến chất, biến dạng các loại hình âm nhạc dân gian đặc sắc do hàng trăm thế hệ nghệ nhân sáng tạo trong nhiều thế kỷ qua. Chẳng hạn, hát quan họ thì hát theo đĩa, hát xẩm thì lại minh họa bằng…múa lửa, hay hát cồng chiêng thì minh họa bằng làm xiếc, ảo thuật. Đành rằng nhiều đơn vị, nghệ sĩ đã rất cố gắng lan tỏa âm nhạc dân tộc đến với công chúng theo nhiều cách khác nhau, nhưng đều rất manh mún, không được đầu tư bài bản cho nên không đạt được hiệu quả như mong muốn, làm biến dạng loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, vì thế làm cho nghệ thuật dân tộc bị mất thẩm mỹ và không còn ý nghĩa như nguyên bản.

Nhiều câu hỏi đặt ra rằng, phải chăng âm nhạc dân tộc thiếu chỗ đứng là “tại giới trẻ” bây giờ rất hờ hững với giá trị cổ truyền. Tại cuộc tọa đàm “Nghệ thuật âm nhạc dân tộc với giới trẻ”, thạc sĩ, nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Khải cho rằng, có nhiều lý do khiến giới trẻ không mặn mà với âm nhạc dân tộc. Và đây là xu thế chung của toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Khi thời hoàng kim của nhiều loại hình nghệ thuật qua đi, nó sẽ bước vào giai đoạn thoái trào. Thế nhưng, nếu thay đổi cách nghĩ, cách làm theo hướng mới, âm nhạc dân tộc vẫn có chỗ đứng trong thời hội nhập.

“Như với nghệ thuật sân khấu cải lương, loại hình quen thuộc với người dân, mình phải cải lương từ những tác giả mới tạo được sức hút chứ hát mãi tuồng cũ sao được. Tác giả phải nắm bắt được hơi thở của khán giả thời nay để viết lên những bài ca nói thay lời họ với những vấn đề mà họ quan tâm. Cùng với đó, chúng ta cần thay đổi cả nghệ thuật ca, cách đờn và nhiều thứ khác thì mới phù hợp với nhu cầu thưởng thức của người nghe trong thời kỳ mới”, nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Khải chia sẻ.

Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, nguyên Phó Trưởng khoa sau đại học, Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nói giới trẻ ngày nay quay lưng với âm nhạc dân tộc là không chính xác, bởi giới trẻ ngày này “chưa hiểu nên khó mà yêu được”. “Âm nhạc dân tộc trông thế mà khó nghe. Đi xem cải lương, đờn ca tài tử phần đông là giới trung niên, người già mà ít bạn trẻ. Vì sao vậy? Vì những người có nhiều trải nghiệm sẽ thấu cảm cho cái buồn bã, thăng trầm, hạnh phúc mà các nghệ sĩ đang biểu diễn. Còn người trẻ, muốn họ thích trước tiên phải giúp họ hiểu. Muốn bảo tồn hay phát huy các dòng âm nhạc, văn hóa dân tộc, trước hết phải có tri thức”, tiến sĩ cho phân tích. Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên cũng thừa nhận rằng, âm nhạc dân tộc rất khó nghe, muốn tìm hiểu phải trải qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi lâu dài và có trải nghiệm, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống mới có cảm nhận sâu sắc và yêu thích nó.

Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, nguyên Phó Trưởng khoa sau đại học, Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nói giới trẻ ngày nay quay lưng với âm nhạc dân tộc là không chính xác, bởi giới trẻ ngày này “chưa hiểu nên khó mà yêu được”. “Âm nhạc dân tộc trông thế mà khó nghe. Đi xem cải lương, đờn ca tài tử phần đông là giới trung niên, người già mà ít bạn trẻ. Vì sao vậy? Vì những người có nhiều trải nghiệm sẽ thấu cảm cho cái buồn bã, thăng trầm, hạnh phúc mà các nghệ sĩ đang biểu diễn. Còn người trẻ, muốn họ thích trước tiên phải giúp họ hiểu. Muốn bảo tồn hay phát huy các dòng âm nhạc, văn hóa dân tộc, trước hết phải có tri thức”, tiến sĩ cho phân tích. Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên cũng thừa nhận rằng, âm nhạc dân tộc rất khó nghe, muốn tìm hiểu phải trải qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi lâu dài và có trải nghiệm, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống mới có cảm nhận sâu sắc và yêu thích nó.

Với sự phát triển như vũ bão của các kĩ thuật công nghệ, âm nhạc hiện tại đã không còn là âm nhạc của ngày trước. Ngày nay, nhiều loại hình âm nhạc mới nổi lên với đa dạng các cách biểu diễn. Trào lưu nhạc điện tử, nhạc độc lập – người thể hiện có thể tự thu âm và phát hành, không phụ thuộc vào các nhân tố nào khác,… ngày càng được phổ biến. Tại Việt Nam, các loại hình âm nhạc này được giới trẻ tiếp nhận một cách mạnh mẽ. Nhạc trẻ cũng đang nỗ lực giữ vị trí đứng đầu trong nước của mình. Nhưng nhạc truyền thống – loại âm nhạc cổ xưa, thì lại đang dần bị quên lãng.

Nhạc truyền thống là loại âm nhạc có giá trị lịch sử của Việt Nam. Từ phương Bắc tới phương Nam, nhạc cổ truyền không bị giới hạn về phạm vi. Mỗi vùng đều có những âm nhạc riêng, nhưng gộp chung tất cả sẽ trở thành nhạc truyền thống của dân tộc. Nhờ có lịch sử lâu đời, nhạc truyền thống dù không được ưa chuộng nhưng cũng thường được nhắc tới. Thế nhưng không giữ gìn thì loại âm nhạc nào cũng có thể mất đi. Và nhạc cổ xưa này chính là đối tượng cần bảo vệ hiện nay.

Bảo Thoa

Nên xem

Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm cho đoàn viên Công đoàn huyện Phúc Thọ

Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm cho đoàn viên Công đoàn huyện Phúc Thọ

Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia là quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Bước tiến mới trong tài chính và chăm sóc sức khỏe

Bước tiến mới trong tài chính và chăm sóc sức khỏe

Ngày 28/3 tại Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) và Công ty Cổ phần Đầu tư MED GROUP đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa quyền lợi cho khách hàng và mang lại những giá trị gia tăng cho cán bộ nhân viên hai bên.
Giá vàng thế giới tăng lên kỷ lục mới

Giá vàng thế giới tăng lên kỷ lục mới

Sáng nay, giá vàng thế giới tiếp tục tăng, với giá vàng giao ngay tăng 38,8 USD, lên 3.124,5 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 3.157,7 USD/ounce, tăng 36 USD so với rạng sáng qua.
Tỷ giá USD hôm nay (1/4): Thế giới phục hồi, thị trường tự do tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (1/4): Thế giới phục hồi, thị trường tự do tiếp tục giảm

Hôm nay (1/4), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.837 VND/USD, giảm 6 VND. Tại thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,18 điểm, tăng 0,14%.
Giá vàng hôm nay (1/4): Vàng nhẫn và vàng miếng lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (1/4): Vàng nhẫn và vàng miếng lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (1/4) tăng cao ở cả thị trường trong nước và thế giới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/4: Trời rét, sáng sớm có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/4: Trời rét, sáng sớm có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo ngày 1/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng.

Tin khác

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm

Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo, Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện Diễu hành áo dài và xếp hình áo dài bản đồ Việt Nam. Đây cũng là sự kiện hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động trên toàn quốc.
Nắng xuân gọi những yêu thương

Nắng xuân gọi những yêu thương

Ngày mới hé mở, nắng tinh khôi ùa vào phòng, ấm áp và trong trẻo. Những giọt sương mai long lanh đọng trên tán lá, vương vít chút se lạnh cuối đông. Hương hoa móng bò, lộc vừng từ công viên trước nhà thoảng qua. Tôi hít một hơi đầy lồng ngực, cảm nhận mùa xuân đang trở về.
Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Chiều 24/3, Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" đã diễn ra tại Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội. Sự kiện do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức.
Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Ngày 21/3, được ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị trao Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đợt 1 năm 2025.
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 thực sự là một sân chơi chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của truyền hình Việt Nam trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập.
Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Biệt thự Pháp ở Hà Nội rất phong phú về thể loại, đa dạng về ngôn ngữ kiến trúc và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong di sản kiến trúc Thủ đô. Giá trị của các công trình biệt thự Pháp không chỉ đơn thuần về mặt kiến trúc mà còn về các mặt lịch sử, văn hoá.
Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Theo Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn Thủ đô đã được phê duyệt bổ sung thêm 567 di tích mới. Những di tích này được bổ sung vào danh mục đã được công bố theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016.
Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!

Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!

Tôi ra Hà Nội một ngày tháng ba đầy gió. Thủ đô ngàn năm như một người quen cũ, tự nhiên và gần gũi đến lạ. Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà nhỏ, những hàng cây già cổ kính và cũ kỹ. Buổi sớm tàu đến ga, thành phố đón tôi bằng những cơn gió lạnh. Nền trời còn ướp hơi sương - những hạt sương tròn xoe, trong trẻo, ngập ngừng chưa kịp tan của buổi sớm. Tôi nghe lời thầm thĩ của thủ đô yêu dấu đang đón tôi – người con ở nơi xa - trở về.
"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" ra đời như một lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Tác phẩm đã tái hiện những trang sử hào hùng của Đảng bộ Hà Nội và khắc họa sâu sắc tinh thần cách mạng kiên cường của những người cộng sản Việt Nam trong những ngày đầu thành lập Đảng.
Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Nhằm góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống nói chung, Hán Nôm và nghệ thuật thư pháp nói riêng với giới trẻ là cả một quá trình không hề đơn giản.
Xem thêm
Phiên bản di động