Khám phá văn chương muôn màu dưới triều Nguyễn
Triển lãm trực tuyến “Đông Dương - Xứ sở diệu kỳ” Còn đó dấu tích của “Thành xưa, Phố cũ” Nhiều tư liệu quý về Cung đấu xảo Hà Nội xưa |
Theo đó, "Văn chương muôn màu" sẽ được triển lãm trực tuyến từ 7 giờ ngày 15/2 tại địa chỉ https://archives.org.vn và https://facebook.com/luutruquocgia1
Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 200 tài liệu đặc sắc về đời sống văn học dưới triều Nguyễn (1802 - 1945), được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới. Trong đó, nhiều văn bản lần đầu tiên được công bố.
Một góc không gian triển lãm "Văn chương muôn màu". (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) |
Triển lãm bố cục gồm 3 phần: Phần 1 "Những gương mặt thân quen": Giới thiệu đến công chúng những tác giả văn học lớn của thế kỷ 19 - 20 như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
Khám phá di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn, công chúng sẽ được tiếp cận thêm về các tác giả văn học đó ở một góc độ khác - sự nghiệp quan trường và cuộc đời của họ. Từ đó, chúng ta có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về tư tưởng quan điểm cũng như tâm tư, tình cảm mà các tác gia đã gửi gắm vào từng tác phẩm.
Triển lãm "Văn chương muôn màu" cũng hướng tới ngày Thơ Việt Nam (Rằm tháng Giêng). (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I) |
Phần 2 "Hiểm địa của ngôn từ", cung cấp thông tin về các vụ án văn chương khoa cử và ngoài khoa cử được ghi lại thông qua Châu bản triều Nguyễn. Cũng như bất kỳ triều đại quân chủ chuyên chế nào, dưới triều Nguyễn, các vụ án văn chương thường gắn liền với việc bảo vệ quyền uy, vị thế của chính thể và giới cầm quyền đương thời. Các vụ án văn chương khoa cử và ngoài khoa cử được ghi lại khá nhiều trong Châu bản triều Nguyễn.
Phần 3 "Tiêu dao miền thơ phú", giới thiệu những giá trị nổi bật, sinh hoạt văn chương cung đình triều Nguyễn đã góp thêm hương sắc cho lịch sử văn học nước nhà.
Dưới các triều đại quân chủ, thơ văn từng có vị trí đặc biệt trong đời sống cung đình. Châu bản triều Nguyễn cho chúng ta thêm nhiều thông tin thú vị về đời sống văn chương cung đình cách đây hàng trăm năm. Khi đó, việc vua tôi cùng nhau làm thơ không chỉ để mua vui, mà có khi để ngụ ý khuyên răn, để nói chí hướng, để tu tâm dưỡng tính, đào luyện nhân cách.
Với những giá trị nổi bật, sinh hoạt văn chương cung đình triều Nguyễn đã góp thêm hương sắc cho lịch sử văn học nước nhà.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28