Còn đó dấu tích của “Thành xưa, Phố cũ”
Chiêm ngưỡng cận cảnh "Báu vật Hoàng cung Thăng Long" Nâng tầm và gìn giữ di sản Hoàng thành Thăng Long |
Phát biểu tại buổi khai mạc Triển lãm, ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, với 150 phiên bản tài liệu, tư liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật được lựa chọn trưng bày, “Thành xưa, Phố cũ” sẽ mang đến một góc nhìn mới về lịch sử, văn hóa, đất và người Thăng Long - Hà Nội trong những năm đầu thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX trong không gian Hà Nội xưa với những khu phố, con đường, những di tích lịch sử, văn hoá cùng nhiều công trình mang đậm dấu ấn Pháp. Triển lãm được bố cục theo hai chủ đề lớn: Thành bên Phố và Chuyện phố Tây - phố Ta.
Các đại biểu cắt băng khai mạc. |
Những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, là thời kỳ đánh dấu những bước thay đổi quan trọng của Hà Nội trong quá trình chuyển mình từ một đô thị cũ kiểu Á Đông sang một thành phố hiện đại với những dấu ấn kiểu phương Tây.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, người Pháp bắt đầu cho quy hoạch và xây dựng thành phố Hà Nội trên cơ sở kinh đô Thăng Long cũ, trong đó tâm điểm là thành Hà Nội. Ngoài một số công trình được giữ lại như: Kỳ Đài, Đoan Môn, bậc rồng trước thềm điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Cửa Bắc - minh chứng của một thời kỳ lịch sử huy hoàng đã qua thì thành Hà Nội đã thay đổi một diện mạo mới mang phong cách Á Âu.
Thành phố được mở rộng với nhiều khu phố mới, trung tâm chính trị, hành chính được xây dựng. Hà Nội dần khoác tấm áo mới, tuy nhiên giao hòa trong không gian kiến trúc kiểu phương Tây, vẫn còn đó dấu tích của “thành xưa - phố cũ”.
Trước khi có sự can thiệp của người Pháp, thành Hà Nội là trung tâm chính trị, quân sự, hành chính cao nhất của triều đình nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ (1802 - 1831), rồi tỉnh Hà Nội (từ năm 1831). Với mục đích “làm trong sạch thành phố Hà Nội và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thành phố”, việc giáng cấp và phá hủy thành Hà Nội đã được người Pháp tiến hành từ năm 1894 đến năm 1897.
Trước đó, Thành Thăng Long - Hà Nội được nhà Nguyễn cho xây dựng theo kiểu Vauban. Đây là một kỹ thuật xây dựng thành lũy được đặt theo tên của nhà thiết kế công sự nổi tiếng của Pháp, thế kỷ XVII. “Thành có dạng hình vuông, khá rộng. Mỗi mặt thành có ba pháo đài, nghĩa là có ba thành liên tháp, hai pháo đài có góc nhô ra và hai pháo đài một mặt. Các mặt ở trung tâm cũng như phía Bắc, Đông, Tây và hai đầu phía Nam được phòng vệ bởi các lũy bán nguyệt”.
Triển lãm quy tụ 150 phiên bản tài liệu, tư liệu, hình ảnh, bản đồ, bản vẽ kỹ thuật. |
Năm 1894, Chính quyền Pháp đã phá bỏ các tường thành bị hư hỏng, lấp các đường hào và hồ ao, mở các con đường trong khu thành cũ, một số đoạn tường thành được bảo tồn là khu Đông thành, nay bao quanh là các phố Phan Đình Phùng (Bắc), Lý Nam Đề (Đông), Trần Phú (Nam), Hoàng Diệu (Tây) với mục đích để quy hoạch cải tạo thành công sở và trại lính Pháp. Đến năm 1897, thành Hà Nội chỉ còn lại một phần bao gồm các công trình trên trục trung tâm Bắc - Nam, gồm: Cửa Bắc, Hậu Lâu, đôi rồng phía trước nền Điện Kính Thiên, Đoan Môn và Kỳ Đài (Cột cờ Hà Nội).
Thời kỳ này, các bức tường thành, cổng thành đã bị phá hủy; các công trình quân sự mới được xây dựng và nhiều tuyến phố được làm mới. Đặc biệt, ở khu vực phía Tây thành, một khu phố Tây mới đã dần được hình thành.
Đến năm 1942, trong số 5 cửa thành chỉ duy nhất cửa bắc được bảo toàn, trên vòm cửa khắc chữ Chính bắc môn. Trong số những di tích còn lại, chỉ duy nhất cột cờ được xây dựng vào năm 1812 là còn nguyên vẹn. Điện kính thiên nằm ở chính giữa khu vực Hoàng thành không còn lại gì ngoài những chiếc dầm cầu thang tuyệt đẹp ở mặt chính và mặt sau.
Tư liệu được trưng bày tại Triển lãm. |
Sau khi chiếm được Hà Nội, người Pháp đã nhanh chóng thực hiện ý tưởng biến Hà Nội thành một thành phố kiểu Âu với việc chọn hồ Hoàn Kiếm làm trung tâm và điểm xuất phát cho kế hoạch này. Ngay từ năm 1883, người Pháp đã đề ra kế hoạch xây dựng những khu phố mới ở phía Đông Nam Hồ theo lối kiến trúc Pháp - đây chính là khu phố Tây với lối kiến trúc khác hẳn với khu buôn bán cũ- khu phố Taở phía Bắc. Như vậy, hồ Hoàn Kiếm chính là cầu nối giữa khu phố Tây và phố Ta.
Tại phía Đông Nam hồ Hoàn Kiếm, người Pháp tập trung hoàn thiện xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị của thành phố Hà Nội với việc xây dựng tập trung các cơ quan hành chính, chính trị đầu não của bộ máy chính quyền như: Toà Đốc lý, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Kho bạc, Bưu điện, Ngân hàng Đông Dương, Sở Công chính…, hoàn thiện khu phố Tây ở khu vực xung quanh Hồ. Mạng lưới đường phố hình ô cờ được xây dựng hoàn chỉnh từ bờ sông Hồng tới đường Mandarine (phố Lê Duẩn) theo hướng Đông - Tây và từ phía Bắc hồ Hoàn Kiếm tới đại lộ Gambetta (phố Trần Hưng Đạo) theo hướng Bắc - Nam.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 31/12/2023.. |
Song song với việc hoàn thiện khu vực trung tâm hồ Hoàn Kiếm, người Pháp đã tiến hành chỉnh trang khu vực 36 phố phường của Hà Nội. Từ việc lấp đoạn sông Tô Lịch từ phố chợ Gạo, nơi sông Hồng tiếp nước cho sông Tô Lịch, đi vào trong khu phố cổ, tiếp đó phá bỏ các cổng ngăn giữa các phường trong phố; mở rộng, nắn thẳng và trải đá mặt đường đồng thời lát gạch vỉa hè, làm hệ thống cống rãnh thoát nước, xây dựng một số chợ có mái và một số dinh thự nhỏ.
Đặc biệt, cùng với kế hoạch phá hủy thành Hà Nội, người Pháp đã từng bước xây dựng một trung tâm chính trị lớn tại khu vực phía Tây thành Hà Nội. Hàng loạt tuyến đường lớn nhỏ được mở trong khu vực Thành như: phố Victor Hugo (nay là Hoàng Diệu), Đại lộ Carnot (nay là Phan Đình Phùng), đại lộ Nationale (nay là phố Chu Văn An), Đại lôRépublique (nay là phố Hoàng Văn Thụ), phố Brière de l’Isle (nay là phố Hùng Vường), đại lộ Puginier (nay là phố Điện Biên Phủ), đại lộ Giovaninelli (nay là phố Lê Hồng Phong)… Tại khu vực này, người Pháp đã cho xây dựng Phủ Toàn quyền Đông Dương (1901 - 1905), Sở Tài chính Đông Dương (1925 - 1928), Trường Albert Sarraut (1915).
Ban Tổ chức hy vọng triển lãm “Thành xưa, Phố cũ” sẽ tái hiện được phần nào sự thay đổi của Hà Nội trải qua trong hơn một thế kỷ với hình ảnh thành Hà Nội được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban đầu thời Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn nằm ở phía Tây của khu phố cổ, hình ảnh phường - thị của Hà Nội chưa có những biến chuyển theo hướng đô thị hóa hiện đại đến một Hà Nội đang dần chuyển mình từ thành phố Nhượng địa đến thành phố Hà Nội được xây dựng và quy hoạch theo kiểu phương Tây với những con phố dọc ngang hình ô cờ.
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 31/12/2023.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49