Khai mạc Lễ hội truyền thống Nguyên Phi Ỷ Lan
Độc đáo lễ hội rước kiệu ở Mỹ Đức, 3 năm mở hội một lần | |
Khai mạc lễ hội truyền thống làng Vĩnh Ninh | |
Độc đáo Lễ hội nhảy lửa của người Dao |
Khai mạc Lễ hội truyền thống và kỷ niệm 956 năm ngày Nguyên Phi Ỷ Lan đăng quang. |
Tại lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động tín ngưỡng truyền thống nhằm tưởng niệm Nguyên Phi Ỷ Lan - Hoàng Thái Hậu, người phụ nữ có tài kinh bang tế thế trong lịch sử dân tộc. Lễ hội truyền thống Nguyên Phi Ỷ Lan được xem là một trong những lễ hội văn hóa quan trọng của huyện Gia Lâm nói chung và xã Dương Xá nói riêng.
Nguyên phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, cũng có sách ghi tên bà là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết. Bà vốn là một thôn nữ, làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm. Năm 1063, qua một lần về viếng thăm chùa Dâu ở Thuận Thành, vua Lý Thánh Tông có cảm tình với Thị Yến và đón vào cung, phong là Nguyên Phi Ỷ Lan.
Bà cũng là người góp phần cai quản việc nước, thu phục nhân tâm, tạo điều kiện giúp vua đánh thắng giặc Chiêm Thành năm 1069. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, Càn Đức lên ngôi vua mới có 7 tuổi (vua Lý Nhân Tông), bà buông rèm điều khiển việc nước, cùng Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt tổ chức đánh thắng giặc Tống xâm lược vào năm 1076. Bà còn chăm lo sản xuất nông nghiệp, mở mang học hành.
Hiện có rất nhiều nơi thờ Nguyên phi Ỷ Lan, nhưng đền và chùa chính thờ Nguyên Phi Ỷ Lan được xây dựng ở Dương Xá, ngay chính trên quê hương bà. Qua nhiều lần trung tu, lần lớn nhất là vào năm 1612, nhưng đến nay vẫn giữ được vẻ nguyên sơ của nó với nét kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa nhà Lý, vừa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc lại vừa mang giá trị nghệ thuật cao, thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo, quí hiếm của dân tộc.
Với hệ thống truyền thuyết về Nguyên Phi Ỷ Lan cùng những di vật cổ của thời Lý đã đưa khu di tích đền và chùa thờ Nguyên Phi Ỷ Lan ở Dương Xá, huyện Gia Lâm trở thành trung tâm văn hóa nổi bật và quan trọng trong hệ thống di tích, tưởng niệm Nguyên phi Ỷ Lan. Nơi đây không chỉ thờ phụng một danh nhân lịch sử văn hóa nổi tiếng của cả nước mà còn là điểm di tích rất đáng trân trọng của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn
Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ
Hà Nội: Hàng trăm chiến sĩ Công an xuyên đêm dọn dẹp môi trường sau bão số 3
Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ
Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ
Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?
Tin khác
Cán bộ, nhân dân quận Hai Bà Trưng “tổng lực” vệ sinh môi trường sau bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 14/09/2024 17:56
“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa
Nhịp sống Thủ đô 13/09/2024 21:24
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Hỗ trợ người dân các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 13/09/2024 15:04
Tăng cường chăm lo gia đình và con đoàn viên, người lao động dịp Tết Trung thu
Nhịp sống Thủ đô 13/09/2024 06:06
Người dân một số vùng bị ngập ở Hà Nội trở về nhà dọn dẹp, khắc phục hậu quả của mưa, lũ
Nhịp sống Thủ đô 12/09/2024 19:25
Quận Thanh Xuân phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 12/09/2024 06:54
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 11/09/2024 14:42
Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 11/09/2024 05:41
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra các tuyến đê tại huyện Thường Tín
Nhịp sống Thủ đô 10/09/2024 22:32
Hà Nội xây dựng bộ tiêu chí văn hóa có bản sắc riêng
Đề án Hà Nội 10/09/2024 10:52