Kéo giảm nợ xấu, ổn định giá trị đồng tiền
Chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Ngân hàng, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng 11/11, đại biểu Trần Hồng Nguyên (Đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá tình hình nợ xấu ở nước ta hiện nay và những giải pháp để giải quyết vấn đề này.
“Nếu không xử lý được vấn đề nợ xấu, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ gặp khó khăn gì và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có giải pháp cụ thể nào khi tình huống này xảy ra?” đại biểu Trần Hồng Nguyên nêu câu hỏi.
Đại biểu Trần Hồng Nguyên nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Trong khi đó, đại biểu Hồ Thị Minh (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết sẽ xử lý như nào tình trạng chạy xô tăng trưởng của một số tổ chức tín dụng? Đồng thời cho biết có giải pháp như nào để hạn chế rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản?
Còn theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng trị), sự phối hợp giữa Chính sách tài khóa và Chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô là hết sức quan trọng. Do đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước để điều hành chính sách tiền tệ một cách tốt nhất.
Trả lời chất vấn của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, tình hình nợ xấu có xu hướng tăng cao. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 4,55%- gần bằng mức cuối năm 2023, tăng so với năm 2022.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đây là một thực tế, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống, xã hội, doanh nghiệp và người dân khó khăn, giảm nguồn thu dẫn đến việc trả nợ càng khó khăn hơn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Để kiểm soát nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước cũng đề ra một số giải pháp. Theo đó, đối với các tổ chức tín dụng, khi cho vay cần thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng về khả năng trả nợ của khách hàng vay, đảm bảo kiểm soát nợ xấu mới phát sinh. Còn đối với các nợ xấu hiện hữu, cần tích cực xử lý nợ xấu thông qua việc đôn đốc khách hàng trả nợ, thu nợ, phát mại tài sản của nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có khuôn khổ pháp lý đối với các công ty mua bán nợ để có thể tham gia xử lý nợ xấu.
Đối với trường hợp nợ xấu tăng cao, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vừa giảm mặt bằng lãi suất cho vay, vừa chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải phấn đấu tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp và người dân. Trong giai đoạn nền kinh tế còn khó khăn, hệ thống các tổ chức tín dụng đã dành nguồn lực tài chính của mình để giảm được nhiều lãi suất cho khách hàng.
Về phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa để đạt mục tiêu tăng trưởng, bà Trần Thị Hồng cho biết, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ là phải góp phần ổn định giá trị đồng tiền, biểu hiện là chỉ tiêu lạm phát. Căn cứ xác định mục tiêu và điều hành chính sách tiền tệ dựa trên mức độ lạm phát. Còn mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng là một định hướng về tăng trưởng tín dụng mà tùy theo tình hình thực tế Ngân hàng Nhà nước sẽ có những điều chỉnh.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Về vấn đề huy động lãi suất 0%, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, chúng ta có chủ trương hạn chế đô la hóa, vì khi huy động ngoại tệ của người dân, các tổ chức tín dụng sẽ đối mặt với rủi ro tỷ giá. Nên chúng ta phải làm cho doanh nghiệp và người dân có ngoại tệ chuyển hóa thành VND để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Về việc này, Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách rất đồng bộ từ năm 2016 đến nay.
Về việc phối hợp điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo luật định, Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng cung ứng dịch vụ cho Chính phủ, các khoản tiền gửi của Chính phủ thì gửi ở Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, theo Luật Ngân sách, các khoản tiền của Ngân hàng Nhà nước cho phép gửi ở các ngân hàng trong hệ thống.
Qua đánh giá tình hình thực tiễn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước đây tiền gửi ở Kho bạc Nhà nước thì khi chưa sử dụng chủ yếu gửi ở các ngân hàng thương mại, còn những năm gần đây 80% chủ yếu gửi ở Ngân hàng Nhà nước. Việc gửi tiền này cũng có tác động đối với hoạt động ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ.
Các đại biểu dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Đồng thời đối việc gửi tiền ở hệ thống ngân hàng với khối lượng lớn thì khi sử dụng sẽ có tác động đến thanh khoản của hệ thống. Do đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã có quy chế phối hợp, thường xuyên trao đổi thông tin để Ngân hàng Nhà nước chủ động điều tiết tiền tệ. Đối với các tổ chức tín dụng phải năm nắm bắt thông tin thu chi của ngân sách với khối lượng lớn và trong thời gian ngắn để bản thân các tổ chức tín dụng chủ động điều tiết tiền tệ.
Để tránh trường hợp các ngân hàng sử dụng nguồn tiền này cho vay mà không thu nợ được và gặp rủi ro, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, không được sử dụng số tiền này để cho vay. Tuy nhiên, một cách gián tiếp, số tiếp này sẽ hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối và đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Do đó, cần theo dõi sát và không chủ quan, có sự phối hợp hợp lý để đảm bảo mỗi tổ chức tín dụng cân đối vốn an toàn cho hoạt động của mình.
Đại biểu Hồ Thị Minh nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện hai chức năng là điều hành chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối, nhưng có một chức năng nữa đó là quản lý nhà nước đối với hoạt động tiền tệ ngân hàng.
Vì vậy, mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước vừa phải góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng vẫn vừa phải đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng là vấn đề cần phải đặt lên trên hết, trước hết. Bởi, nếu hệ thống các tổ chức tín dụng tiềm ẩn rủi ro, có hệ lụy rất lớn đối với nền kinh tế, bởi tác động lan truyền của nó. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào diễn biến thực tế; và trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định phải sử dụng công cụ là room tín dụng để hạn mức tín dụng.
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam có đặc thù là vốn dựa vào hệ thống ngân hàng rất nhiều, nên đã có giai đoạn tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống bình quân trên 30%; có những năm tăng lên đến hơn 50%, dẫn đến hệ lụy và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng, nhất là những ngân hàng yếu kém huy động vốn ngắn hạn nhưng lại cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã áp dụng hạn mức tín dụng để điều hành; khi phân bổ và thông báo hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đều phải đánh giá trên cơ sở xếp hạng các tổ chức tín dụng, cũng như khả năng mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên giám sát và cảnh báo những tổ chức tín dụng tăng trưởng cao và tiềm ẩn rủi ro.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ
Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%
Tin khác
Chủ tịch Quốc hội: Đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành “nói đi đôi với làm và làm ngay”
Sự kiện 12/11/2024 18:49
Chủ tịch Quốc hội: Tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh dược, thực phẩm chức năng
Sự kiện 12/11/2024 12:39
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không gian mạng không khác gì không gian thực
Sự kiện 12/11/2024 11:48
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí phải thay đổi công nghệ!
Sự kiện 12/11/2024 10:36
Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực y tế
Sự kiện 12/11/2024 09:42
Hôm nay (12/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời chất vấn
Tin mới 12/11/2024 07:36
Nhiều khoản hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân
Tin mới 12/11/2024 06:10
90 tác phẩm đoạt Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI
Tin mới 11/11/2024 22:31
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn về quản lý thực phẩm chức năng
Sự kiện 11/11/2024 18:05