Huyết tương người khỏi bệnh Covid-19: Cơ hội điều trị hiệu quả cho người mắc SARS- CoV-2
Đưa hơn 400 du khách mắc kẹt tại Đà Nẵng về Hà Nội | |
Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm RT PCR để phát hiện Covid -19 |
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đến ngày 12/8 đã có 17 người đăng ký tình nguyện hiến huyết tương cho bệnh nhân Covid-19. Đơn cử, là trường hợp bác sĩ N.X.T - nhân viên y tế của Bệnh viện, anh từng bị lây nhiễm SARS-CoV-2 trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Bác sĩ T. là một trong những người đầu tiên đăng ký tình nguyện hiến huyết tương ngay khi biết đến nghiên cứu “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi”.
Người đầu tiên hiến tặng huyết tương là một bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đã khỏi bệnh Covid-19. |
Tương tự, nữ điều dưỡng tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai từng mắc Covid-19 (là bệnh nhân 87) cũng tình nguyện hiến tặng huyết tương cho bệnh nhân. Được biết, trước khi tiến hành lấy huyết tương Nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện đã tiến hành khám sàng lọc kỹ lưỡng 2 trường hợp trên để đảm bảo không mang các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, giang mai... đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết khác nhằm có được nguồn huyết tương đạt yêu cầu.Và hiện các túi huyết tương này sẵn sàng dùng cho bệnh nhân Covid-19.
Mới đây, Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi”.Đề tài nghiên cứu do Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec đồng chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương...
Theo các chuyên gia, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh Covid-19 cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy thuốc điều trị người bệnh, đặc biệt là những trường hợp tiến triển nặng và bệnh nặng.Việc truyền huyết tương - dịch lỏng còn lại sau khi các tế bào máu được lọc ra - có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Hiện nay việc lấy huyết tương người khỏi để điều trị Covid-19 cũng đang được thực hiện tại một số nước châu Âu và Trung Quốc.
Huyết tương của người khỏi Covid-19 chứa lượng lớn kháng thể trung hòa virus SARS-CoV-2 đã được thử nghiệm ở một số nước và bước đầu cho thấy có thể có hiệu quả đối với những người mắc bệnh thể nặng.Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Văn Đình Tráng, Phụ trách Khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, điều phối chính của nghiên cứu cho biết: "Đây là việc sử dụng kháng thể chống lại một tác nhân để phòng ngừa hoặc điều trị một bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra. Người bệnh tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục. Đây là phương pháp điều trị duy nhất cung cấp ngay kháng thể cho người bệnh để tiêu diệt virus, ngăn bệnh diễn biến nặng hơn".
Các chuyên gia y tế cho rằng, phương pháp mới này sẽ là cứu cánh cho các bệnh nhân Covid-19 khi thế giới chưa có vắc xin và chưa tìm ra thuốc đặc hiệu điều trị Covid-19. Theo Tiến sĩ Văn Đình Tráng, người đủ điều kiện hiến huyết tương là người từ 18-65 tuổi, cân nặng hơn 50 kg đối với nam và 45 kg với nữ, từng mắc Covid-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày.Các đối tượng này sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai... và các xét nghiệm cần thiết khác nhằm bảo đảm hiến tặng nguồn huyết tương sạch./.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39