Hướng về miền Trung!

(LĐTĐ) Những ngày này cả nước đang hướng về miền Trung, hướng về Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình…nơi lũ lụt, lở đất, lở núi không chỉ cướp đi sinh mạng của một số cán bộ, chiến sĩ, công nhân, người dân trong vùng mà khiến đời sống người dân nơi đây gặp muôn vàn khó khăn. Bão chồng bão, lũ chồng lũ thêm một lần người dân miền Trung phải gồng mình chống chọi với thiên tai!

Trên mảnh đất hình chữ S thân yêu của Tổ quốc, có lẽ không có nơi nào thời tiết khắc nghiệt như miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), đặc biệt là các tỉnh từ Nam Thanh Hóa đến Quảng Nam! Mùa hè gió Lào bỏng rát, đất đai khô cằn; mùa Đông lạnh buốt; từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch bão lũ triền miên. Thời tiết khắc nghiệt đến mức, sinh thời nhà thơ Chế Lan Viên từng phải thốt lên: “Ôi gió Lào ơi! ngươi đừng thổi nữa/ Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/Những đồi sim không đủ quả nuôi người/Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười/Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng”!

Hướng về miền Trung!

Tại tỉnh Quảng Bình, mưa lũ gây ngập nhiều nơi, chia cắt nhiều địa bàn. - Ảnh: VG

Và cũng khó ở đâu trên nước hình chữ S, xét về vị trí đia lý lại có phong cảnh “sơn thủy hữu tình” như dải đất miền Trung. Từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, tỉnh nào phía Đông cũng được bao bọc bởi biển, phía Tây là núi, là giải Trường Sơn hùng vĩ và giữa là ruộng đồng bao la. Tuy nhiên, chính vì vị trí địa lý như vậy, nên miền Trung là một trong những dải đất hứng chịu nhiều trận bão nhất cả nước trong năm. Và cũng chính vì địa hình núi non hiểm trở (phía Tây) lại chiều ngang tương đối hẹp, có nơi như Quảng Bình chỉ vọn vẹn khoảng 50 km, nên mỗi lần có bão là đi liền với lũ lụt ở hạ du, lũ quét, lũ ống ở thượng lưu!

Không chỉ bây giờ, khi những trận “đại hồng thủy” đổ xuống các tỉnh miền Trung những năm trước, trên báo chí, diễn đàn, các nhà khoa học cũng đã có những luận giải về nguyên nhân dẫn đến lụt dâng nhanh, lũ ống, lũ quét diễn ra với tần suất ngày càng tăng, ngoài việc biến đổi khí hậu còn do vấn nạn khai thác rừng và tài nguyên khoáng sản quá mức cho phép. Trong số hàng trăm thủy điện nhỏ và vừa cả nước hiện nay, thì các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chiếm tỷ lệ lớn. Rừng (rừng tự nhiên) không chỉ có chức năng điều hòa khí hậu mà còn “lá chắn thép” để bảo vệ nhân dân không bị lũ lụt tàn phá. Điều cần nói thêm, rừng tự nhiên chức năng khác rừng trồng mới. Rừng tự nhiên hệ sinh thái nhiều tầng, nhiều lớp làm cho bề mặt cấu tạo địa chất phía dưới chặt, đồng thời hấp thụ tốt lượng nước mưa không để chảy xuống hạ du quá nhiều. Còn rừng trồng mới không có chức năng như vậy, nên khi mưa xuống thường xuất hiện các trận lũ ống, lũ quét. Đấy là chưa kể tình trạng phá rừng trái phép, khai thác khoáng sản vẫn diễn ra. Nhưng đây là câu chuyện mà các nhà khoa học, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ luận giải và sẽ có đáp án trả lời.

Hướng về miền Trung!
Cán bộ, công nhân viên chức cơ quan Văn phòng UBNDTP Hà Nội ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiên tai gây ra (ảnh T.T.T.Đô)

Còn hiện tại một số tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đang mưa rất to. Hết bão số 7, số 8 thì ngoài biển Đông theo dự báo các áp thấp nhiệt đới đang có xu hướng mạnh lên thành bão đang hướng vào Việt Nam, hướng vào “khúc ruột” miền Trung”- người dân vùng bão, vùng lũ đang rất khó khăn và cần sự giúp đỡ hơn bao giờ hết. Với phương châm “lá lành đùm lá rách”, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ về khắc phục, phòng chống hậu quả thiên tai, những ngày qua từng đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; tại các Đại hội Đảng bộ địa phương như Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội diễn ra từ 11-13/10; các tổ chức, cá nhân, đoàn thể đã và đang quyên góp tiền, vật chất để ủng hộ đồng bào miền Trung.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, cùng với nhân dân cả nước, những ngày này các cấp Công đoàn Thủ đô, toàn thể công nhân, viên chức, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng đang hướng về miền Trung bằng các việc làm thiết thực. Đã, đang và sẽ ủng hộ quyên góp bằng vật chất, tiền bạc, kêu gọi quyên góp để thông qua Mặt trận Tổ quốc nhằm gửi đến đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn. Đồng thời, sẽ có những đoàn, những chuyến xe “nghĩa tình” của các cấp Công đoàn Thủ đô về với đồng bào bị lũ lụt, đến với các gia đình nạn nhân bị thiên tai… Cả nước đang hướng về miền Trung, Thủ đô đang hướng về miền Trung, mong thiên tai sẽ sớm qua, nỗi đau sẽ lắng xuống, người dân lại trở về cuộc sống bình thường…

L.H

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số

Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, công tác chuyển đổi số, cải cách hành chính, thực hiện Đề án 06 phải làm việc với tinh thần không có điểm dừng. Luôn đổi mới để tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số.
Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ

Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ

(LĐTĐ) Dự án trung tâm giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất cây lâm nghiệp chất lượng cao, quy mô lớn.
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Với thế và lực sau 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cùng với đất nước, Thủ đô bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn Giám sát Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, trưởng đoàn, đã thực hiện giám sát chuyên đề Nữ công đối với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội.
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

(LĐTĐ) Ngày 13/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Võ Văn Chánh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh này để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Cháo tươi TH true FOOD: Hợp khẩu vị trẻ em, ngon lành như mẹ tự nấu tại nhà

Cháo tươi TH true FOOD: Hợp khẩu vị trẻ em, ngon lành như mẹ tự nấu tại nhà

(LĐTĐ) Cháo tươi TH true FOOD đảm bảo bé thích mê với hương vị đa dạng, nguyên liệu được chế biến kỳ công, thơm ngon như mẹ tự nấu.

Tin khác

Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Xem thêm
Phiên bản di động