Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập ngành GD- ĐT Thủ đô Cuộc thi ấm áp tình người

LĐTĐ -“Quy mô, chất lượng và đối tượng dự thi đa dạng đã chứng tỏ sức lan tỏa của cuộc thi đã vượt xa so với dự kiến ban đầu của ban tổ chức”- đó là đánh giá của Chủ tịch CĐ ngành giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng ban tổ chức cuộc thi viết kỷ niệm 60 năm thành lập ngành GD- ĐT Thủ đô (10/1954 – 10/2014).

Một tác phẩm dự thi của sinh viên trường Học viện An ninh Nhân dân

PV: Xin bà cho biết mục đích và ý nghĩa của cuộc thi do Sở GD-ĐT và CĐ ngành giáo dục Hà Nội tổ chức?

*Bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch CĐ ngành giáo dục Hà Nội: Sở GD - ĐT và CĐ ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức cuộc thi viết kỷ niệm 60 năm thành lập ngành GD- ĐT Thủ đô (10/1954 -10/2014) nhằm tuyên truyền tới các trường học, các thế hệ CBGV, NV, học sinh và nhân dân Thủ đô về ngành giáo dục Thủ đô qua 60 năm xây dựng và phát triển.

Qua đó, khơi dậy, phát huy, tô đẹp thêm truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của người Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung cũng như niềm tự hào của các thế hệ nhà giáo, học sinh của ngành GD&ĐT Thủ đô. Đồng thời, tôn vinh, biểu dương tấm gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động và các hoạt động của Ngành GD&ĐT Thủ đô trong 60 năm qua các thời kỳ. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm (tháng 3/2014) chúng tôi đã có kế hoạch triển khai sớm tới các đơn vị. Đến nay, cuộc thi đã đến hồi kết và chúng tôi bắt đầu chấm thi chung khảo.

PV: Là một trong những giám khảo tham gia chấm thi, ấn tượng của bà là gì?

*Điều đầu tiên phải khẳng định đó là quy mô, chất lượng và đối tượng dự thi đa dạng đã  chứng tỏ sức lan tỏa của cuộc thi đã vượt xa dự kiến ban đầu.  Tính đến nay, ban tổ chức đã nhận được tổng số 74.590 bài dự thi. Trong đó, khối trực thuộc 12.149 bài; khối quận, huyện, thị xã 62.232 bài; hội Cựu giáo chức có 209 bài thi. Điều này có nghĩa, các trường không chỉ cử đại diện tham dự cuộc thi mà có những trường 100% cán bộ giáo viên tham dự. Rất nhiều đơn vị có số lượng bài thi lớn và có chất lượng như: quận Long Biên, huyện Đông Anh, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thanh Trì; trường THPT Đa Phúc, Đan Phượng, trung tâm GDTX Đan Phượng.

Đáng chú ý, đối tượng dự thi không chỉ dừng ở cán bộ giáo viên và học sinh đang theo học mà còn có nhiều giáo viên hưu trí , cựu học sinh Thủ đô và cả những người không phải là học sinh Thủ đô nhưng quan tâm đến ngành giáo dục Thủ đô cũng gửi bài viết. Ở đây, chúng tôi trân trọng cả những cháu học sinh tiểu học dù tuổi còn nhỏ, thời gian ngồi trên ghế nhà trường chưa lâu nhưng cũng có những cảm xúc, ấn tượng đặc biệt về tình thầy trò đã gửi bài dự thi.

Một ấn tượng nữa đối với những người làm công tác giám khảo chấm thi như chúng tôi là nhiều bài thi có sự đầu tư về công sức, thời gian rất lớn, thể hiện sự nghiêm túc, trân trọng ý nghĩa của cuộc thi như 3 nhóm sinh viên (nhóm Chiến sĩ trẻ, nhóm Sao Vàng, nhóm Lạc Hồng) của Học viện An ninh nhân dân đã có sự đầu tư rất lớn vào các bài thi. Nhóm Chiến sĩ trẻ với 7 tập bài thi, nhóm Sao Vàng 6 tập bài thi với hình thức và cách thể hiện sáng tạo. Nhóm Lạc Hồng với 10 tập bài thi nổi bật là bộ tác phẩm dự thi gần 400 trang bao gồm bài dự thi của tất cả học viên trong nhóm…

PV: Bà đánh giá thế nào về hiệu quả của cuộc thi?

*Chủ đề của cuộc thi rộng, từ viết về thầy cô, về nhà trường, các kỷ niệm, ký ức, dấu ấn ngành nghề sâu sắc, các phong trào thi đua, các cuộc vận động và các hoạt động nổi bật của đơn vị, của ngành GD&ĐT Thủ đô 60 năm qua… Phần lớn bài dự thi vào đến vòng chung khảo chủ yếu tập trung vào đề tài kỷ niệm về thầy cô giáo của mình. Bài dự thi của học sinh viết về thầy cô của mình đã nhiều, bài của giáo viên, cựu giáo chức cũng dành lượng lớn viết về thầy cô của mình.

Điều này cũng dễ hiểu bởi trong tâm hồn của mỗi người, quãng thời gian cắp sách đến trường bao giờ cũng là quãng đời đẹp nhất, là một phần không thể thiếu trong ký ức mỗi người. Lẽ đương nhiên trong ký ức tươi đẹp đó luôn in đậm bóng dáng của những thầy giáo, cô giáo- những thế hệ thầy cô tâm huyết với nghề và giàu lòng yêu thương. Những người thầy đó không chỉ truyền thụ kiến thức cho học trò mà còn dạy cho trò cách làm người, hoàn thiện nhân cách, biết tự tin vào bản thân.

Trong miền ký ức của các tác giả bài viết, ngoài viết về người thầy trực tiếp dạy dỗ mình, hình ảnh về mái trường với bề dày lịch sử của nó cũng được tái hiện và đồng hành với nhân vật khá sắc nét. Qua đó, cũng phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về lịch sử từng ngôi trường như hình ảnh Trường THCS Phù Đổng (huyện Gia Lâm) từ ngày đầu thành lập năm 1958 cho đến qua chặng đường chống Mỹ và thời bình sau này qua lời kể  của  Lê Thị Thanh Thủy với nhan đề tác phẩm “Một người thầy” lọt vào vòng chung khảo….

Như vậy, cuộc thi không chỉ khơi dậy, phát huy, tô đẹp thêm truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của người Hà Nội và dân tộc Việt nam, niềm tự hào của của các thế hệ nhà giáo, học sinh của ngành GD- ĐT Thủ đô mà còn tái hiện lịch sử ngành giáo dục Thủ đô 60 năm qua các thời kỳ cho lớp lớp thế hệ CB, giáo viên và học sinh hôm nay hiểu và tiếp nối.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Triển khai Cuộc thi trực tuyến "Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động”

Triển khai Cuộc thi trực tuyến "Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động”

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có công văn số 477/LĐLĐ triển khai Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động”.
Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng về đấu giá 3 mỏ cát 1.700 tỷ đồng

Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng về đấu giá 3 mỏ cát 1.700 tỷ đồng

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đấu giá 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu.
Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".

Tin khác

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

Giải đáp nhiều băn khoăn, vướng mắc

(LĐTĐ) Trước mùa tuyển sinh năm 2024, hơn 1.000 học sinh Hà Nội đã tham gia chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Sức khỏe - Ngôn ngữ” để được tháo gỡ băn khoăn về việc chọn ngành, chọn nghề…
Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Điểm mới trong việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

Khai mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

(LĐTĐ) Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa chính thức được ra mắt công chúng và những người yêu nghệ thuật. Từ đó, hình thành nên tour đi bộ đầu tiên ở Hà Nội tham quan các không gian nghệ thuật công cộng.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”.
Xem thêm
Phiên bản di động