Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh
Công an quận Ba Đình ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị Xử lý vi phạm trật tự đô thị: Làm đến đâu, phải dứt điểm đến đó |
Nhiều chuyển biến tích cực
Ngày 15/2, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về “Tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023”. Ngày 3/3, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai và ra quân tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên toàn địa bàn Thành phố.
Thường trực Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội yêu cầu 100% các quận, huyện, thị xã, phường, xã triển khai nghiêm túc Kế hoạch 01 theo nguyên tắc triển khai phải kiên trì, bài bản. Tổ chức thực hiện tuân thủ theo ba giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 15/2-28/2, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức chấp hành các quy định, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng. Giai đoạn 2, từ 1/3-30/3, ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm. Giai đoạn 3, từ 30/3-1/11 kiểm tra, duy trì trật tự trên các lĩnh vực giao thông, văn minh đô thị.
Từ các địa phương, việc lập lại trật tự đô thị được chính quyền các cấp quan tâm. Ảnh: M.Phương |
Thực hiện theo các kế hoạch trên, Ban Chỉ đạo 197 các địa phương đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý trên các lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị. Kết quả, sau nửa tháng đã kiểm tra, xử lý 14.252 trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, tăng 4.221 trường hợp (tương đương 42%) so với 15 ngày liền kề trước đó, phạt thành tiền 9,7 tỷ đồng.
Về trật tự đô thị, những hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện sai quy định, tập kết vật tư, vật liệu xây dựng, dựng lều lán, mái che, họp chợ, xây bục bệ cầu dẫn xe, treo đặt biển quảng cáo, băng rôn sai quy định... bị xử phạt hàng loạt.
Lực lượng chức năng các địa phương đã xử lý 5.921 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, tăng 3.123 trường hợp (tương đương 89,6%) so với 15 ngày liền kề trước đó, phạt thành tiền 2,65 tỷ đồng. Vi phạm chủ yếu là chiếm dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh ăn uống, buôn bán hàng hóa. Trong đó, cưỡng chế vi phạm đối với 310 trường hợp, xử lý 35 trường hợp tái phạm…
Một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý cao là: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì. Bên cạnh đó, một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý thấp, chưa tương xứng với tình hình vi phạm trên địa bàn như: Cầu Giấy (chỉ xử lý được 89 trường hợp vi phạm), Tây Hồ (79 trường hợp), Đan Phượng (9 trường hợp).
Lan tỏa những cách làm hay
Để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành quy định của pháp luật, góp phần tích cực giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã xây dựng kênh tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân trên mạng xã hội Facebook (Fanpage: Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội).
Ban Chỉ đạo 197 các quận, huyện, thị xã đã xây dựng 31 Kênh tuyên truyền qua mạng xã hội (Facebook hoặc Zalo) để tiếp nhận phản ánh của người dân trên địa bàn. Trong đó, nổi bật là Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình, ngoài triển khai kênh tiếp nhận trên mạng xã hội Facebook đã triển khai ứng dụng Ba Đình Smart tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân về các hành vi vi phạm, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ bí mật thông tin người cung cấp tin, bước đầu phát huy hiệu quả.
Tại quận Đống Đa, từ đầu tháng 3/2023 đến nay, lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền, ký cam kết đến gần 23.000 hộ gia đình mặt phố với các nội dung: Thực hiện nếp sống văn hóa, không lấn chiếm lòng đường, hè phố làm nơi kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện, không vứt rác ra đường, tự tháo dỡ các mái che, mái vẩy, bục, bệ, cầu dẫn, biển quảng cáo không đúng quy định; tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có trụ sở, dự án, công trình đang xây dựng trên địa bàn ủng hộ chủ trương, kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị của chính quyền địa phương; tuyên truyền, vận động cơ sở kinh doanh trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật…
Ngay tại cơ sở, các phường, xã… trên địa bàn Thành phố cũng đã có nhiều cách làm thiết thực. Ông Lê Văn Thủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và quận Tây Hồ về việc tổng kiểm tra xử lý vi phạm về trật tự đô thị với phương châm “giành lại vỉa hè phong quang cho người đi bộ”, từ ngày 1/3 đến nay, UBND phường đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm và bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.
Còn theo bà Trần Thị Nga - Chủ tịch UBND phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, từ đầu tháng 3 đến nay, UBND phường Kim Giang đã chỉ đạo và huy động các lực lượng Công an phường, cán bộ thanh tra xây dựng, địa chính đô thị, lực lượng bảo vệ dân phố, cùng các ban ngành, đoàn thể phường tổ chức ra quân, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên các tuyến đường.
Trung tá Lê Anh Tuấn - Trưởng Công an phường Kim Giang, cho biết thêm: “Trong những năm qua, công tác đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông luôn là một trong những nhiệm vụ được phường Kim Giang quan tâm thực hiện. Song, tại một số thời điểm, tình trạng các hộ kinh doanh tranh thủ sự vắng mặt của lực lượng chức năng để tái vi phạm vẫn diễn ra phổ biến. Quan điểm của chúng tôi là kiên quyết xử phạt các trường hợp cố tình vi phạm, nhưng nhiều khi cũng cần mềm dẻo, giải quyết hài hòa, đáp ứng nhu cầu cuộc sống cơ bản của người dân thì họ mới nghiêm túc chấp hành”.
Minh Phương - Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24