Hơn 6.000 giảng viên đại học sẽ tham gia thanh, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
Danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi | |
Một số điểm cần lưu ý trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 | |
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông |
Thông tin tại họp báo thường kỳ quý II năm 2020 được tổ chức vào chiều 30/6, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tháng 4/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cơ bản thống nhất với phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020.
Theo đó, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm nay không có nhiều thay đổi so với năm 2019.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chủ trì họp báo. |
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao là chỉ đạo kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020; đã ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; ban hành công văn hướng dẫn các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trung học phổ thông tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020; thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. Đến nay, theo báo cáo của các địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.
Ban Chỉ đạo quốc gia đã phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ đạo, quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân tham gia, một người có thể làm nhiều việc nhưng mỗi việc phải có một người chịu trách nhiệm chính. Ví dụ: Công tác ra đề thi do đồng chí Sái Công Hồng phụ trách; phần mềm chấm thi do đồng chí Mai Văn Trinh phụ trách; công tác điều phối, kết nối, báo cáo thông tin do đồng chí Chánh Văn phòng phụ trách. Tinh thần này đã lan tỏa xuống các địa phương. Ban Chỉ đạo thi các tỉnh/thành phố cũng phân công theo hướng như vậy, rõ việc, rõ người và rõ trách nhiệm.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hoàn thiện phương án cụ thể để giám sát chặt chẽ các khâu của kỳ thi, trong đó đặc biệt là công tác coi thi, chấm thi tại các địa phương; hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý thi, phần mềm chấm thi trắc nghiệm; ban hành đề thi tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 giúp định hướng dạy học, ôn tập, tạo tâm lý ổn định đối với giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Giảng viên đại học không tham gia vào công tác coi thi, chấm thi tại kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. (Ảnh minh họa) |
Kỳ thi năm nay, giảng viên đại học sẽ không tham gia vào công tác coi thi, chấm thi như mọi năm nhưng sẽ được huy động để tham gia các đoàn thanh tra của Bộ, của Sở triển khai công tác kiểm tra, thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi. Theo hướng dẫn công tác thanh tra kỳ thi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sẽ có hơn 6.000 giảng viên đại học được huy động thực hiện nhiệm vụ này. Đặc biệt, năm nay sẽ có thêm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh tham gia giám sát kỳ thi.
Trước thông tin lo ngại về tính trung thực, khách quan khi kỳ thi giao về cho địa phương tổ chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết lo ngại này là có cơ sở. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường các giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra. Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra yêu cầu rất cụ thể đối với cán bộ, giảng viên đại học được trưng tập làm công tác thanh tra, kiểm tra. Nếu trường nào cử cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn thì Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng.
Ngay sau khi Quy chế thi được ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố để quán triệt Quy chế thi và tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi. Hội nghị thống nhất quan điểm, tinh thần và trách nhiệm để sẵn sàng triển khai các công việc chuẩn bị, tổ chức thi với quyết tâm cao nhất, đáp ứng yêu cầu tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan.
Về công tác tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non và các văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo triển khai công tác tuyển sinh năm 2020; xây dựng và hoàn thiện các phần mềm báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh, cổng thông tin tuyển sinh để hỗ trợ các trường trong việc khai báo và công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng xác định chỉ tiêu tuyển sinh; khai báo và công khai chính xác, đúng quy định thông tin tuyển sinh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40