Cựu thanh niên xung phong phường Cổ Nhuế 1:

Hơn 10 năm làm công tác thiện nguyện

(LĐTĐ) Bén duyên với công tác thiện nguyện đã được hơn 10 năm và cũng đã tròn 6 năm Cựu thanh niên xung phong tự tay nấu những nồi cháo đưa đến cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn cũng như kêu gọi những tấm lòng hảo tâm quyên góp nhu yếu phẩm để đi tới những vùng biên giới của tổ quốc làm công tác thiện nguyện.  
hon 10 nam lam cong tac thien nguyen Chuyện “Người lái đò” tri thức Sơn Công: Thiện nguyện như là lẽ sống
hon 10 nam lam cong tac thien nguyen Người cán bộ Hội Chữ thập đỏ tâm huyết với công tác nhân đạo
hon 10 nam lam cong tac thien nguyen Chuyện bác sĩ 18 năm tham gia thiện nguyện

Chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Cúc- Ủy viên Ban chấp hành Cựu thanh niên xung phong phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm vào buổi chiều tối. Hòa vào cùng với dòng người xe tấp nập, tôi tìm đến nhà bà Cúc theo lời chỉ dẫn của một vài cụ già trong xóm. Nhà bà Cúc nằm sâu trong một con hẻm, tôi tìm đến đúng giờ mọi người đều đông đủ nên đầy ắp tiếng trò chuyện, nói cười. Người Cựu thanh niên xung phong năm nay tuổi đã 65, trên gương mặt đã có nhiều nếp nhăn và mái tóc đang dần ngả màu. Vào độ tuổi này đáng lẽ ra người ta phải được nghỉ ngơi, sum vầy bên con cháu, thế nhưng với bà Cúc thì có lẽ chỉ có làm việc thiện nguyện mới là cách giúp cho tâm bà được thoải mái.

hon 10 nam lam cong tac thien nguyen
Bà Nguyễn Thị Cúc đã dành cả cuộc đời của mình làm công tác thiện nguyện, gắn kết những trái tim. (Ảnh: Lương Hằng)

Với bà Cúc, công tác xã hội như một món ăn tinh thần không thể thiếu sau 16 năm công tác tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội. Đã không ít lần, bà rơi nước mắt khi chứng kiến những hoàn cảnh đáng thương của các cháu bé, những người bị bệnh hiểm nghèo… Mong muốn những người nghèo, người bệnh có những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, bà Cúc đã xây dựng lên nhóm Cháo từ thiện để phát cháo miễn phí đến cho các bệnh nhân. Hiện nay số lượng hội viên tham gia trược tiếp thiện nguyện là 14 người còn số người đăng ký thành viên thì ngày càng tăng.

Hơn 10 năm bén duyên với công tác thiện nguyện và có trên 6 năm trực tiếp nấu những nồi cháo tình thương, bà Cúc những người cộng sự có tấm lòng cao cả đã có khá nhiều những hành động thiết thực với cuộc sống của bệnh nhân với những người nghèo ở vùng biên giới: Bà và đoàn tình nguyện đã nhiều lần đến thăm và tặng quà tại Bệnh viện Tâm thần (Bắc Ninh); đóng góp nhiều chương trình từ thiện tại Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư như bữa cơm miễn phí, tặng quà cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn; làm từ thiện ở các trường học, trung tâm bảo trợ, các bản ở vùng sâu, vùng xa,…

hon 10 nam lam cong tac thien nguyen
Niềm vui khi được đi đến thiện nguyện tại vùng sâu vùng xa (Ảnh nhân vật cung cấp)

Có lẽ với các bệnh nhân, những ai đã được thưởng thức qua món cháo của nhóm từ thiện chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên mùi vị thơm ngon của những loại rau củ quả mà bà Cúc đã tận tay chọn lựa. Bà Cúc tâm sự với chúng tôi để có một nồi cháo đầy đủ dinh dưỡng bà phải chuẩn bị từ chiều chủ nhật, thức từ 2h sáng để nấu rồi chuyển đến các bệnh viện và phát cho các bệnh nhân khi vừa sáng. Mỗi sáng, khoảng 300 – 400 suất cháo được nấu từ 20kg gạo với rau, củ, quả thơm ngon và giàu dinh dưỡng đã trở thành món ăn yêu thích, quen thuộc của nhiều bệnh nhân ở Bệnh viện E. Nồi cháo của bà không chỉ làm no bụng cho người bệnh mà còn là động lực để cho họ chiến đấu với bệnh tật, quên đi những đau đớn giày vò.

Ngoài những lần đi phát cháo, bà còn có nhiều những chuyến đi tới vùng sâu vùng xa như Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Bà kể rằng năm ngoái bà cùng cả đoàn đến huyện Nậm Păm của tỉnh Lai Châu để làm thiện nguyện đi trên chiếc xe 29 chỗ mà chỉ có 10 người trên xe, còn đâu là để những nhu yếu phẩm tiếp tế như: gạo, quần áo, mỳ chính, mỳ tôm… Bà kêu tôi uống nước rồi bắt đầu kể về những khó khăn trong chuyến đi, nhiều khi vừa lũ xong, cả đoàn lên tiếp tế vào được bên trong thì lúc về cả quả đồi sụt xuống khiến cả đoàn phải nán lại mấy ngày, bà nói vui “các bác cứ lên xe là niệm phật vì phật luôn ở trong tâm”.

Để làm tốt công tác thiện nguyện, đưa đến cho các bệnh nhân những nồi cháo ngon, những người nghèo có nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống thì có lẽ niềm động lực lớn nhất với bà đó chính là sự ủng hộ của các con, các cháu. Chính sự đoàn kết đồng lòng trong nhà đã tiếp thêm cho bà sức mạnh cho những chuyến đi xa của bà và cũng là động lực lớn lao để bà tiếp tục làm công tác xã hội cả khi tuổi đã xế chiều.

Bà Cúc cũng cho biết thêm, trong tháng 11 tới bà sẽ cùng đoàn từ thiện đến Sơn La để làm công tác thiện nguyện, bà đã kêu gọi được khá nhiều các doanh nghiệp bạn bè ủng hộ để bà có thêm những xuất quà dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Tuổi già nhưng trái tim thì vẫn bừng nhiệt huyết, có thể nói bà Cúc chính là “ngọn đuốc” sưởi ấm tâm hồn cho những bệnh nhân cũng như những hộ nghèo nơi vùng cao biên giới. Vậy mới biết rằng, trong cuộc đời này còn biết bao điều tốt đẹp trong đời thường mà chúng ta cần tôn vinh và lan tỏa.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

(LĐTĐ) Chiều nay (7/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề 6 với chủ đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”.
Sôi nổi Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

Sôi nổi Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao Hoàn Kiếm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm văn hoá, thông tin và thể thao quận khai mạc Hội khỏe Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và Lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc; được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ; được thanh toán khoản tiền liên quan đến quyền lợi.
Tri ân gia đình liệt sĩ và chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Tri ân gia đình liệt sĩ và chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), mới đây, Đoàn công tác của thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Quang Đức - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà tri ân các gia đình liệt sĩ, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến trên địa bàn huyện Phúc Thọ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vàng miếng SJC tăng sốc lên 87.5 triệu đồng/lượng

Vàng miếng SJC tăng sốc lên 87.5 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng SJC không ngừng tăng sốc, hiện đang được niêm yết 87.5 triệu đồng/lượng. Vàng miếng SJC trong nước liên tục xác lập các đỉnh cao mới, tăng 1 triệu đồng/lượng ở cả 2 chiều so với cuối ngày hôm qua (6/5), bất chấp giá vàng thế giới diễn biến ra sao.
Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (7/5), Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã chính thức diễn ra vào tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tin khác

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Đức phát động hội viên phụ nữ huyện đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 22 xã, thị trấn.
Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô các cấp hội phụ nữ ở Thủ đô Hà Nội đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ, "tạo hình" cờ đỏ sao vàng và con số 70 lịch sử. Với sự sáng tạo và luyện tập miệt mài, phụ nữ Thủ đô đã tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng để kỷ niệm ngày trọng đại này.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động