Chuyện “Người lái đò” tri thức Sơn Công: Thiện nguyện như là lẽ sống
Người thầy giáo giàu lòng nhân ái | |
Tri ân các thầy thuốc, nhà giáo nhân Ngày nhà giáo Việt Nam |
Về xã Sơn Công, nhắc đến thầy giáo dạy toán Ngô Mạnh Cường, từ con trẻ đến người lớn ai nấy đều bày tỏ sự yêu quý, kính trọng đối với người đã dành cả cuộc đời gắn bó với nhiều thế hệ học trò ở địa phương.
Là người thầy tận tâm, thầy Cường đã có 37 năm tuổi nghề, 30 năm làm công tác chủ nhiệm. Với tấm lòng luôn yêu thương học trò, quan tâm không chỉ đến việc học tập mà cả hoàn cảnh khó khăn của các em, thầy Cường được biết đến với vai trò của người gây quỹ từ thiện, giúp đỡ nhiều trường hợp bệnh tật hiểm nghèo, những mảnh đời cơ nhỡ, éo le.
Thầy Cường tặng quà học sinh có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: NVCC). |
Chia sẻ với Phóng viên, thầy Cường cho biết: “Trước đời sống, hoàn cảnh gia đình học sinh ở Sơn Công đa phần rất khó khăn, nhiều em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc mang bệnh tật gia đình không kham nổi, tôi mong ước mình làm được nhiều hơn nữa cho các em bên cạnh công việc dạy chữ”.
Được biết, thầy Cường đến với công việc thiện nguyện này cách đây hơn chục năm từ một câu chuyện rất tình cờ. Khi ấy, thầy đang dạy học trên lớp 7 thì một em học sinh lên xin phép được nghỉ ngày tuần của mẹ. Hỏi chuyện thầy mới biết, em học sinh mất cha từ khi chưa sinh ra. Mẹ mới mất được 1 tuần nên em phải về lo thắp hương cho mẹ. Thầy Cường nhớ lại: “Nghe các trò nói vậy, sống mũi tôi cay cay. Nghĩ đến 3 đứa con của mình có đầy đủ cả cha lẫn mẹ, lại được học hành đến nơi đến trốn nên tôi thấy thương em”.
Nghĩ thương em học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoàn cảnh gia đình khó khăn đứng trước nguy cơ phải nghỉ học, thầy đã về kêu gọi tấm lòng của các nhà hảo tâm để giúp đỡ cô bé. Tin tưởng vào người thầy giáo hiền lành, chân chất, một phụ nữ Việt kiều quê gốc ở làng Chùa (Sơn Công) đã tài trợ tiền học phí cho cô bé cho đến tận lớp 12.
Hơn nữa, nhận cô bé là người nhà, thầy Cường cũng xin giảm được học phí cho em và dành một phần lương giáo viên ít ỏi để mua sách vở cho cô bé. Câu chuyện xảy ra từ năm 2004, giờ cô học sinh năm nào đã có việc làm ổn định, gia đình hạnh phúc, sinh sống ở thành phố Hà Nội. Thi thoảng về thăm quê, chị lại đưa gia đình đến thăm người thầy đã giúp chị có được ngày hôm nay.
Cũng từ đó, thầy Cường cứ miệt mài với công việc kêu gọi thiện nguyện của mình. Hơn chục năm nay, thầy đã giúp đỡ được hàng chục gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thôn, xã. Thầy Cường tâm sự, mỗi nhân vật, mỗi gia đình là một câu chuyện đầy nước mắt mà bất cứ ai khi chứng kiến đều không thể cầm lòng.
Trong cuộc đời làm thiện nguyện của mình, dù quá quen với những hoàn cảnh bất hạnh song thầy Cường lại luôn bị ám ảnh trường hợp một cậu bé bị u mầm thận khi đang học lớp 12 không có tiền để chữa trị. Thương hoàn cảnh của cậu bé, thầy cũng nhờ một nhà báo viết bài kêu gọi được 200 triệu đồng. Thậm chí một nhóm từ thiện ở Hải Phòng tin tưởng thầy Cường đã đi xin tiền ở đường phố để ủng hộ cho em. Nhưng số tiền mọi người giúp đỡ cũng chỉ duy trì được sự sống cho em được gần 2 năm. Tròn 20 tuổi, em vĩnh viễn ra đi vì bệnh tình quá nặng, các bác sĩ cũng chẳng thể làm được gì.
Thầy Cường và nhóm "Chia sẻ yêu thương" tặng quà cho gia đình chính sách. (Ảnh: NVCC). |
Trong hơn chục năm làm công việc thiện nguyện này, thầy Cường đã tạo được mối quan hệ thân thiết với nhiều bạn bè, nhờ đó với những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, chỉ trong một thời gian ngắn thầy đã kêu gọi được các nhà hảo tâm đóng góp. Nhiều người ở xa đọc được câu chuyện về nhân vật có hoàn cảnh khó khăn lại gọi điện về cho thầy xác minh rồi không ngần ngại chuyển tiền về nhờ đưa giúp.
Hiện tại, thầy Cường đã kêu gọi tập hợp được những thầy giáo, cô giáo là đồng nghiệp tại các trường học trong xã lập thành một nhóm “Chia sẻ yêu thương”. Hoạt động của nhóm là tập trung huy động vốn tặng quà, hỗ trợ cho những học sinh gia đình khó khăn vào dịp Tết hoặc đầu năm học mới. “Tết 2017, nhóm đã vận động được 15 triệu đồng tặng quà cho 35 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…Gần đây nhất là đợt khai giảng năm học mới, nhóm đã tặng quà cho 8 học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ”, thầy Cường chia sẻ.
Thầy giáo làng hi vọng rằng trong thời gian tới, hoạt động thiện nguyện của nhóm sẽ đi vào quy củ, có sự đồng hành của nhiều cá nhân, trở thành một tổ chức từ thiện thực sự hữu ích cho người nghèo.
Điều đáng nói, là dù công việc thiện nguyện ban đầu chỉ xuất phát từ cá nhân thầy giáo nhưng giờ đây nhiều thế hệ học trò của thầy Cường đã thấm đượm tính nhân văn từ những hành động của người thầy đáng kính nên dù ra trường, tốt nghiệp đã lâu nhưng họ vẫn luôn chung tay ủng hộ mọi hoạt động từ thiện của nhóm “Chia sẻ yêu thương”.
Từ ngày làm công việc thiện nguyện này, thầy Cường bận rộn đi suốt, dù trời nắng hay trời mưa. Những món quà mà thầy nhận được vào mỗi dịp lễ tết không phải là những thứ có thể quy đổi ra tiền. Nó có thể chỉ là mớ rau sạch, mấy bắp ngô non… mà các học trò và những người luôn coi thầy là ân nhân mang tặng nhưng nặng nghĩa ân tình.
Với những đóng góp ý nghĩa của mình cho xã hội, nhiều năm liền thầy giáo Ngô Mạnh Cường nhận được giấy khen của UBND huyện Ứng Hòa, Hội Cứu trợ trẻ em thành phố, Hội Chữ thập đỏ thành phố và Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội. Trong năm 2017, thầy Ngô Mạnh Cường còn vinh dự được bình chọn là 1 trong 10 Công dân ưu tú của Thủ đô. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49