Hội thảo liên kết 4 nhà bàn giải pháp về xử lý môi trường khu vực nông thôn
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu; các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân...
Nước thải và chất thải rắn là tác nhân chính gây ô nhiễm
Thành phố Hà Nội hiện có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích nguồn nước tại 292 làng nghề từ năm 2017 - 2020 có 139 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng (chiếm 47,6%), 95 làng nghề ô nhiễm (chiếm 32,5%), có 58 làng nghề không ô nhiễm về nguồn nước, tỷ lệ nước thải làng nghề được thu gom xử lý chỉ chiếm khoảng 5,2%.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại hội thảo. |
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, nước thải của một số ít làng nghề được chuyển đến cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải còn phần lớn nước thải tại các làng nghề đều xả thải thẳng ra môi trường, với mức độ ô nhiễm ở mức rất cao mà không qua bất cứ hệ thống xử lý nào.
Bên cạnh nguồn thải từ các làng nghề, nước thải chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi lợn cũng rất đáng lo ngại. Theo tính toán của các nhà khoa học, chăn nuôi lợn thải bình quân ra môi trường khoảng 24 lít/con/ngày. Như vậy đối với Hà Nội, cả năm có trên 422 triệu lít nước thải chăn nuôi lợn thải ra môi trường.
Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư đô thị, ven đô và nông thôn đều chưa được xử lý đúng cách, nước thải từ các khu vệ sinh mới chỉ được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, chất lượng chưa đạt yêu cầu xả ra môi trường là nguyên nhân gây ô nhiễm, lây lan bệnh tật.
Cùng với đó, việc phân loại rác thải rắn nói chung và ở các làng nghề không được phân loại để tái sử dụng, mà được vận chuyển về Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) hoặc Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) để xử lý. Do giá thu gom rác thải công nghiệp nguy hại khá cao (từ 2.000 đến 4.000 đồng/kg) nên vẫn còn hiện tượng đổ trộm hoặc tự ý đốt bỏ rác thải ở một số nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan nông thôn.
Xác định phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, Thành phố luôn xác định phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường; trong 10 năm xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện và tính bền vững không cao do đó đã tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều chương trình, đề án, dự án, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Đến nay bộ mặt nông thôn thay đổi toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, công tác bảo vệ môi trường được toàn xã hội quan tâm, thực hiện.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng và các đại biểu tham quan không gian trưng bày tại hội thảo. |
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là nước thải và rác thải rắn đang là vấn đề tồn tại rất lớn, cần tập trung giải quyết trong thời gian tới. Cụ thể như vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu ở địa phương chưa quyết liệt, một số địa phương còn lúng túng trong phương thức triển khai thực hiện, thiếu nguồn vốn; phương thức quản lý vận hành các công trình hạ tầng về bảo vệ môi trường, phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải chăn nuôi còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế; các nhà máy xử lý nước thải mới xử lý được khoảng 28,8% khối lượng nước thải cần xử lý ở khu vực nội đô, ở các làng nghề chỉ chiếm khoảng 5,2%, phần còn lại chưa được xử lý mà trực tiếp xả thải ra môi trường…
Để khắc phục những tồn tại hạn chế về nước thải và chất thải rắn ở khu vực nông thôn là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung; nâng cấp các hệ thống xử lý cũ không đáp ứng yêu cầu thay thế bằng hệ thống xử lý công nghệ mới thân thiện với môi trường, lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; các làng nghề tập trung đánh giá tác động môi trường của các làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm bằng công nghệ mới; nghiên cứu, quy hoạch, mở rộng cụm công nghiệp làng nghề để đưa các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư.
Đối với rác thải sinh hoạt phải được phân loại từ đầu nguồn và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu, nhân rộng mô hình phân loại, xử lý chất thải hữu cơ trong sinh hoạt, chăn nuôi tại chỗ... Các quận, huyện, thị xã nên mời gọi các nhà khoa học, doanh nghiệp về huyện để bàn thảo các giải pháp cụ thể hơn.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các mô hình thí điểm về: ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới đối với làng nghề để giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường từ đầu nguồn sản xuất; ứng dụng công nghệ thu gom cơ bản chất thải rắn và xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi lợn; xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn và tái chế chất thải hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp... Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có báo cáo đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để làm cơ sở nhân rộng các mô hình, phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo.
Cấp ủy, chính quyền các cấp từ huyện đến xã phải nâng cao vai trò của người đứng đầu; tuyên truyền người dân vào cuộc thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải thiện và khôi phục chất lượng môi trường, đẩy mạnh trồng cây xanh, trồng hoa dọc các tuyến đường giao thông để tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các mô hình hay trong bảo vệ môi trường và giới thiệu đến các địa phương. Các doanh nghiệp phát huy vai trò hỗ trợ sản xuất, thu mua nông sản cho nông dân; xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải cho khu vực nông thôn...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59