Hồi sinh những “lá phổi xanh”
Hiệu quả từ công tác cải tạo "những lá phổi xanh" | |
Sớm trả lại lá phổi xanh cho Thành phố | |
Đừng “bức tử” cây xanh! |
Nỗ lực kiểm soát ô nhiễm hồ
Hồ Ba Mẫu thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm đối diện qua đường Lê Duẩn với hồ Bảy Mẫu. Hồ nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội. Từ những năm 2008, hồ Ba Mẫu bị ô nhiễm trầm trọng. Rất nhiều kỳ tiếp xúc với cử tri phường, quận và Thành phố, thậm chí là cả Đại biểu Quốc hội nhưng vấn đề ô nhiễm tại đây vẫn chưa được giải quyết. Đến giữa năm 2016, Ba Mẫu là một trong 3 hồ tại Hà Nội được thành phố thử nghiệm Redoxy-3C. Sau một tháng triển khai, tổ công tác nhận thấy nước hồ không còn mùi hôi khó chịu, ô nhiễm hữu cơ được ngăn chặn, công nghệ xử lý cơ bản không ảnh hưởng đến tảo, động vật phù du nên đưa quy trình vào hoạt động.
Nhiều lá phổi xanh của Hà Nội đã được hồi sinh. Ảnh: CTV |
“Qua thời gian xử lý, đến nay đã được hơn 3 năm, đem lại kết quả rất tích cực, môi trường hồ đã được cải thiện, hệ sinh thái trong lòng hồ đã được hồi sinh. Cá vàng dân cư chúng tôi phóng sinh vào các dịp lễ, Tết bơi lội từng đàn. Nước hồ đã trong xanh trở lại, không còn mùi hôi thối, cảnh quan hồ ngày càng xanh đẹp hơn” – Ông Bùi Công Nam khu dân cư số 5, phường Phương Liên ghi rõ trong bức thư cám ơn gửi UBND thành phố Hà Nội.
Cũng giống như hồ Ba Mẫu, sau một thời gian dài “ngủ yên” trong ô nhiễm, hồ Ngọc Khánh cũng đã được hồi sinh. Có mặt tại hồ Ngọc Khánh (quận Ba Đình) vào một chiều tháng 10, giữa những cơn gió xe lạnh đã không còn cảnh người dân vừa bịt khẩu trang vừa vội vã qua lại. Chỉ xuống mặt hồ trong xanh, anh Nguyễn Hoàng Linh, phường Ngọc Khánh cho biết: Trước đây, hồ Ngọc Khánh không khác gì hồ chết, đầy bèo, rác, bùn và mùi hôi thối. Tuy nhiên, những năm qua nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong xử lý ô nhiễm nguồn nước của Thành phố, hồ Ngọc Khánh đã xanh trong trở lại. Nhờ vậy, hồ Ngọc Khánh giờ đây thành điểm sinh hoạt chung của người dân trong khu vực.
Đây chỉ là hai ví dụ điển hình về sự hồi sinh kỳ diệu của một số hồ trên địa bàn Thủ đô. Nói kỳ diệu, vì trước đó, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và cộng đồng môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho thấy, năm 2015 chỉ có 2% trong số gần 200 sông, hồ được lấy mẫu tại Hà Nội đạt yêu cầu về chất lượng nước theo Quy chuẩn Việt Nam. Nghĩa là phần lớn hồ tại Hà Nội bị ô nhiễm, trong đó có những hồ nước bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân khu vực.
Là một trong những nhà khoa học đồng hành cùng chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm hồ của Hà Nội, giáo sư Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam, chuyên gia về môi trường nước đánh giá: “Redoxy-3C là chế phẩm tốt nhất trong các loại hóa chất mà Hà Nội từng dùng để xử lý ô nhiễm hồ. Chế phẩm này đã phát huy hiệu quả khi áp dụng tại các hồ bị ô nhiễm. Môi trường nước trong sạch hơn, các chỉ số ôxy hòa tan đạt ngưỡng cho phép, giúp hệ sinh thái, thủy sinh phát triển tốt”.
Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, đến nay, thành phố đã thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường nước tại 90/125 hồ nội thành và tiếp tục thực hiện cải tạo hạ tầng và cải thiện môi trường nước các hồ khác trên địa bàn, lắp đặt máy sục khí trên 52 hồ, bè thủy sinh tại 63 hồ để hỗ trợ công tác duy trì chất lượng nước trên các hồ. Thực hiện nạo vét bùn đáy để cải tạo môi trường nước hồ đối với 02 hồ: Hồ Hoàn Kiếm và hồ Đền Lừ.
Tìm thêm những giải pháp căn cơ
Hiện nay, dân số của Hà Nội đã vượt ngưỡng 8 triệu người và dự báo sẽ tăng lên 10,0 triệu người vào năm 2050. Hiện, nhu cầu sử dụng nước của cả thành phố là 1,6 triệu m3/ngày, năm 2050 là gần 3,1 m3/ngày. Như vậy lượng nước thải của thành phố Hà Nội cũng sẽ tăng lên rất nhiều, tuy nhiên, công tác thu gom xử lý ô nhiễm nước thải vẫn còn là dấu hỏi. Ô nhiễm môi trường, tốc độ đô thị hóa nhanh đã gây sức ép lớn lên hệ thống các dòng sông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để khôi phục lại các dòng sông của Thủ đô, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, đối với các dòng sông trong khu vực nội đô, vấn đề quan trọng nhất của các con sông không có nguồn cấp nước, nhiều đoạn đã bị lấp. Ví dụ sông Kim Ngưu đầu nguồn bắt đầu tư khu vực Hồ Tây nhưng hiện nay đã bị lấp; khu vực đầu đường Trần Khát Chân dấu tích còn lại là một cống nước thải; hay sông Tô Lịch cũng không có nguồn nước để thau rửa. Đặc biệt, các dòng sông còn là nơi chứa nước thải sinh hoạt của người dân. Do đó, để bảo đảm tính bền vững, giải pháp quan trọng là thu gom nước thải đưa vào hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn sau đó mới xả xuống dòng sông. Vẫn biết việc “hồi sinh” dòng sông vẫn còn là chặng đường dài. Tuy nhiên, tin tưởng rằng với sự quyết tâm Thành phố cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong thời gian không xa, những dòng sông, những ao, hồ của Thủ đô sẽ lại được hồi sinh. |
Để làm sạch sông Tô Lịch, Hà Nội cũng đang thí điểm nhiều công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Đến nay, các công nghệ này đều có kết quả tích cực, nước sông giảm mùi hôi thối, và lượng ô xy trong nước cũng cao hơn, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng thí điểm này vẫn chưa căn cơ vì nó không xử lý tận gốc của vấn đề mà chỉ là biến dòng sông thành một nhà máy xử lý nước thải. Còn ý kiến bổ cập nước hồ Tây làm “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch cũng bị phản bác bởi việc bổ cập nguồn nước chỉ có ý nghĩa giải quyết mức độ ô nhiễm ở khu vực Hà Nội, nhưng khu vực hạ du sẽ phải hứng chịu…
Để khôi phục lại các dòng sông của Thủ đô, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng, đối với các dòng sông trong khu vực nội đô, vấn đề quan trọng nhất của các con sông không có nguồn cấp nước, nhiều đoạn đã bị lấp. Ví dụ sông Kim Ngưu đầu nguồn bắt đầu tư khu vực Hồ Tây nhưng hiện nay đã bị lấp; khu vực đầu đường Trần Khát Chân dấu tích còn lại là một cống nước thải; hay sông Tô Lịch cũng không có nguồn nước để thau rửa. Đặc biệt, các dòng sông còn là nơi chứa nước thải sinh hoạt của người dân. Do đó, để bảo đảm tính bền vững, giải pháp quan trọng là thu gom nước thải đưa vào hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn sau đó mới xả xuống dòng sông.
Vẫn biết việc “hồi sinh” dòng sông vẫn còn là chặng đường dài. Tuy nhiên, tin tưởng rằng với sự quyết tâm Thành phố cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong thời gian không xa, những dòng sông, những ao, hồ của Thủ đô sẽ lại được hồi sinh.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53