Sớm trả lại lá phổi xanh cho Thành phố

(LĐTĐ) Là một hồ tự nhiên lớn nhất Hà Nội, nhưng hiện nay Hồ Tây  không chỉ bị thu hẹp nhiều so với trước mà còn bị ô nhiễm. Nhiều chuyên gia cho rằng việc cải tạo môi trường nước Hồ Tây là cần thiết và cần sớm triển khai để trả lại vẻ đẹp nên thơ cho một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thăng Long – Hà Nội.
som tra lai la phoi xanh cho thanh pho Trấn Quốc cổ tự: Viên ngọc giữa lòng hồ Tây
som tra lai la phoi xanh cho thanh pho Ao Dài hồi sinh: Chính quyền và nhân dân cùng làm
som tra lai la phoi xanh cho thanh pho Nhiều “lá phổi xanh” đang hồi sinh

Hồ Tây “kêu cứu”

Hồ Tây (quận Tây Hồ) là lá phổi xanh tự nhiên lớn nhất trong nội thành Hà Nội. Đây vốn là một đoạn của sông Hồng xưa, sau khi sông đổi dòng chảy, trải qua quá trình ngưng đọng lại thành hồ. Hồ Tây vừa là “lá phổi xanh” của thành phố, vừa là một danh lam, thắng cảnh tiêu biểu, vừa mang giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra, Hồ Tây còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết mực nước mưa, kết nối với sông Tô Lịch, chống úng ngập cho lưu vực phụ cận.

som tra lai la phoi xanh cho thanh pho
Sự phát triển nóng xung quanh Hồ Tây… và với việc thiếu ý thức của không ít người dân… Ảnh Zing

Thế nhưng những ngày mùa khô này, Hồ Tây lại đang đối mặt với vấn đề cạn kiệt mực nước do sự bốc hơi và thầm thấu ngầm. Hình ảnh của vài ngày gần đây cho thấy, xung quanh bờ kè Hồ Tây xuất hiện rất nhiều bải nổi ven bờ, nhiều đoạn có thể đi bộ cách bờ kè tới chục mét. Việc các bải nổi xuất hiện cùng với rác thải ứ đọng lập lờ không những gây mất mỹ quan mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh hồ.

Chính mức độ ô nhiễm thiếu sự phú dưỡng này đã khiến Hồ Tây trong thời gian vừa qua thường xuyên xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt. Đỉnh điểm là các đợt vào tháng 10/2016, số lượng cá chết lên tới 200 tấn với đủ loại từ cá to gần chục kg đến những con cá nhỏ như cá dầu. Tiếp đến vào tháng 7/2018, tình trạng cá chết hàng loạt cũng đã xảy ra với nhiều loại cá nhỏ khác nhau. Thậm chí, tại các hồ nhỏ quanh đó trước là nơi chuyên trồng sen nhưng sau khi tiếp tục lấy nước Hồ Tây thì vài năm trở lại đây, sen không thể phát triển được.

som tra lai la phoi xanh cho thanh pho
Khiến môi trường nước Hồ Tây đang bị ô nhiễm (ảnh Tuấn Dũng)

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, kết quả quan trắc nước Hồ Tây trong các tháng 10, 11, 12/2018 cho thấy, nước Hồ Tây đang trong tình trạng ô nhiễm hữu cơ, các chỉ số COD, BOD5 đều vướt quy chuẩn Việt Nam năm 2015. Các chỉ tiêu về hàm lượng amoni cũng vượt quy chuẩn cho phép, hàm lượng tảo cao và có xu hướng tăng lên, nước hồ tại địa điểm quan trắc siêu phú dưỡng.

Được biết, báo cáo về “Đánh giá hiện trạng trữ lượng thủy sản Hồ Tây” năm 2017 của UBND quận Tây Hồ năm 2017 cũng cho thấy, mức độ đa dạng sinh học không cao, tổng số loài thu được chỉ có 19 so với 44 loài năm 2017, trữ lượng cũng giảm còn khoảng 243,42 - 270 tấn so với 300 - 500 tấn/năm. Các loài tôm, cua, trai, ốc năm 2017 đạt mức thấp nhất trong những năm gần đây. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do điều kiện môi trường nước và nền đáy hồ bị ô nhiễm trong nhiều năm qua.

Bây giờ hoặc không bao giờ?

Được biết, để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nước Hồ Tây hiện nay, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã có những nghiên cứu ban đầu và đã đưa ra phương án tối ưu với 3 bước cụ thể gồm: Bổ cập nước kết hợp với công nghệ, sinh thái và quản lý chất lượng nước; nạo vét trầm tích, giảm lượng ô nhiễm tích tụ lâu ngày, tăng chiều cao cột nước; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường Hồ Tây trong cộng đồng.

Đơn vị cũng đề xuất sử dụng 3 nguồn nước có thể dung để bổ cập cho Hồ Tây, đó là nước ngầm; nước sông Nhuệ, qua cống Liên Mạc dẫn bằng hệ thống mương, cống đổ vào sông Tô Lịch tại cửa cống Nguyễn Khánh Toàn; và nước sông Hồng. Trong đó, phương án xây dựng trạm bơm kiểu cố định, sử dụng máy bơm chìm được đặt ở sát mép sông tương ứng mức nước thấp nhất của sông Hồng.

Nước sông được tuyến ống dẫn từ trạm bơm qua ngõ 464 Âu Cơ, qua đê, đi theo đường Lạc Long Quân đến ngõ 612 Lạc Long Quân, đi vào lòng mương tiêu cạnh công viên nước Hồ Tây.

Tuyến mương tiêu cũng được tận dụng để làm bể lắng cát thô và xây dựng bể lắng cát tinh trước khi đưa nước vào Hồ Tây. Theo đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, phương án này vừa tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng, đạt được mục tiêu bổ cập nước Hồ Tây trong mùa khô; đồng thời còn có tác dụng pha loãng, cải thiện được nước sông Tô Lịch.

Đồng tình với quan điểm của đại diện công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội, GS Trịnh Thị Thanh nêu quan điểm cần rút kinh nghiệm từ việc xử lý nước Hồ Gươm vừa qua đã cho hiệu quả rất tốt, cần phải xây dựng quy trình chặt chẽ để thực hiện với Hồ Tây. Theo GS Trịnh Thị Thanh, sử dụng nước sông để bổ cập là tối ưu nhưng do môi trường khác nhau, nên cần phải lắng lọc nước sông, thử nghiệm tỷ lệ pha nước và có thí nghiệm sinh thái cụ thể trước khi đưa vào hồ.

Cũng đồng tình với quan điểm Hồ Tây đang bị ô nhiễm và sớm cần được cải tạo, công dân Thủ đô ưu tú năm 2012, PGS.TS Hà Đình Đức - Hội viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho hay, cá nhân ông đã có nhiều nghiên cứu đối với thực trạng sông hồ Hà Nội, điều này đó đã được thể hiện qua “Báo cáo sông hồ Hà Nội, xưa và nay” của chính tác giả. Theo tìm hiểu của PGS.TS Hà Đình Đức vào thế kỷ XVII, kinh thành Thăng Long xưa được ví như thủ đô Venice của nước Ý.

Thậm chí lúc đó, tại Hàng Buồm vẫn diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập. Nói như vậy để thấy, cùng với đô thị phát triển, cả về con người, hạ tầng Hà Nội đã mất rất nhiều ao hồ và điều này sẽ còn tiếp diễn nếu chúng ta không có những giải pháp cụ thể để bảo vệ môi trường hồ Tây nói riêng và các hồ khác nói chung. “Tôi cho rằng chúng ta cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa để cải tạo môi trường nước Hồ Tây hơn nữa và cần phải làm sớm, làm ngay. Việc làm này cũng chính là góp phần thúc đẩy du lịch, môi trường của thành phố” - PGS.TS Hà Đình Đức nhấn mạnh.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã kịp thời thăm hỏi, quan tâm, động viên, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

(LĐTĐ) Năm 2025, quận Thanh Xuân phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8,8% (trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,8%; dịch vụ tăng 11%); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao.
Xem thêm
Phiên bản di động