Hội sách trực tuyến: Để sách đến gần hơn với bạn đọc

(LĐTĐ) Năm 2021 là năm thứ 8 Ngày Hội sách Việt Nam được tổ chức. Đồng thời, đây cũng là năm thứ hai Hội sách được tổ chức dưới hình thức trực tuyến nhằm đưa sách đến gần hơn với cộng đồng trong bối cảnh dịch Covid-19.
Lần đầu tiên tổ chức Hội sách trực tuyến Quốc gia

Từ xa xưa, sách luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người, mỗi gia đình. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách cũng là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức và tăng cường khả năng tư duy… Những yếu tố cơ bản để tạo nên văn hóa đọc là thói quen đọc, khả năng lựa chọn và cách đọc sách.

Hội sách trực tuyến: Để sách đến gần hơn với bạn đọc
Hội sách được tổ chức dưới 2 hình thức, trực tiếp và trực tuyến. Ảnh: Cao Tiến

Văn hóa đọc cũng chính là thái độ, cách ứng xử của chúng ta với tri thức, sách vở. Qua mỗi giai đoạn phát triển, yêu cầu người đọc phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích, cho phù hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Như vậy, việc đọc sách dù ở hình thức nào cũng cần được duy trì để nâng tầm tri thức trong mỗi cộng đồng xã hội.

Khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách trong đời sống xã hội, Ngày Hội sách 2021 lần thứ 8 với chủ đề “Sách - Sứ mệnh phát triển văn hóa đọc" được tổ chức nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc trong sự nghiệp phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục… của đất nước; tôn vinh những người làm công tác sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách; nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác dụng, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong việc xây dựng một xã hội tri thức, hướng tới xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; tạo động lực thúc đẩy trách nhiệm tham gia của người dân và toàn xã hội trong việc đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc, hướng việc đọc sách trở thành một thói quen và một nét đẹp không thể thiếu trong cộng đồng.

Năm 2021cũng là năm thứ hai Ngày Hội sách được tổ chức trực tuyến (Hội sách trực tuyến Quốc gia). Năm 2020, trong tình thế xã hội thực hiện những biện pháp giãn cách phòng dịch Covid-19, hội sách mừng Ngày sách Việt Nam không thể tổ chức theo phương thức truyền thống, buộc phải chuyển lên môi trường số. Từ giải pháp tình thế, kết quả Hội sách đã cho thấy đây là một bước tập dượt cần thiết cho chuyển đổi số của ngành xuất bản. Tiếp nối những thành công đó, Hội sách trực tuyến 2021 do Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) chủ trì tổ chức là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 trên toàn quốc, chào mừng Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4. Hội sách được tổ chức tại Sàn sách in book.365.vn từ ngày 17/4 đến hết ngày 15/5, với thông điệp "Sách cho mọi nhà". Đây được xem là một hình thức quảng bá mang lại hiệu quả to lớn trong việc đưa sách đến ngày một gần hơn với bạn đọc. Cũng trên sàn book.365.vn, các hoạt động giao lưu, tọa đàm với nội dung giới thiệu, trao đổi về văn hóa đọc; chuyển đổi số trong xuất bản và cách tiếp cận đọc sách trong thời đại công nghiệp 4.0; giới thiệu tác phẩm với bạn đọc… được tổ chức.

Theo thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành, nhu cầu của người đọc ngoài khu vực hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn (chiếm trên 51% tổng nhu cầu tìm kiếm sách). Tuy nhiên, tỉ lệ có mặt của các nhà phát hành tại các khu vực này còn rất thấp, chỉ khoảng 0,5% tổng số đơn vị phát hành trong cả nước. Từ thực tế đó, nếu đổi mới các hình thức phát hành sách, có thể đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của người đọc so với phương thức phát hành truyền thống.

Với tinh thần “Đưa sách đi muôn nơi”, Hội sách trực tuyến Quốc gia đặt mục tiêu sẽ phục vụ trên 60% bạn đọc ở các địa phương ngoài Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho biết tại Lễ khai mạc Ngày Hội sách 2021: “Thông qua chuỗi hoạt động và sự kiện chào mừng Ngày sách Việt Nam, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa nhiều hơn nữa tình yêu sách đến với bạn đọc trong cả nước, từ đó góp phần phát triển, khuyến khích phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp nhân dân và hình thành thói quen đọc sách của từng cá nhân; tạo lập nên những giá trị văn hóa từ gia đình, dòng họ đến các cơ quan, đoàn thể…”.

Dưới hình thức trực tuyến, Hội sách năm nay cũng thu hút được số đông các đơn vị đồng hành, với 32 Nhà xuất bản và 42 đơn vị phát hành sách trên toàn quốc, trên 50 nhà xuất bản trong nước và quốc tế tham gia sàn giao dịch bản quyền sách. Với số lượng trên 20.000 tên sách và hàng trăm ngàn bản sách được chuẩn bị để phục vụ bạn đọc tham gia Hội sách, giới thiệu hàng chục ngàn tựa sách in, sách ebook với mẫu in đẹp, có bản quyền.Ban tổ chức có nhiều chương trình nhằm khuyến khích độc giả mua và đọc sách như: Giảm giá sách cho mọi khách hàng, miễn, giảm phí vận chuyển sách cho khách hàng trong nước, trao các phần thưởng, qùa tặng cho bạn đọc giới thiệu sách bán chạy hoặc sách được nhiều người quan tâm.

Ngoài ra, với mong muốn đưa thật nhiều sách có giá trị đến tay bạn đọc cần sách vùng xa, bên cạnh việc tôn vinh văn hoá đọc bằng các hình thức phong phú, đa dạng như triển lãm, trưng bày sách báo, giao lưu giữa nhà văn với bạn đọc, toạ đàm, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền giới thiệu sách, vẽ tranh theo sách v.v..., với sự đồng hành tặng sách của rất nhiều nhà tài trợ lớn, nhiều đầu sách được trợ giá tới 50-80% cho độc giả ở ngoài khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trên mọi miền tổ quốc...cùng nhiều sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức khác trong việc hỗ trợ đưa sách tới bạn đọc, góp phần đưa văn hoá đọc lan toả trong cộng đồng.

Hội sách trực tuyến: Để sách đến gần hơn với bạn đọc
Sàn giao dịch sách điện tử được kỳ vọng sẽ mang sách đến gần hơn với bạn đọc. Ảnh: Sàn giao dịch sách trực tuyến Book365.vn

Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết: “Để tổ chức thành công Hội sách năm nay, chúng tôi có tham khảo gần 40 trang trực tuyến của nhiều quốc gia trên thế giới, qua đó có thể tổng hợp lại một số trang tiêu biểu như Hội sách của Thái Lan, Frankfurt…,từ đó ứng dụng vào Hội sách của Việt Nam. Năm 2021 chúng tôi chia làm 5 sàn nhỏ, gồm: Sàn thông tin chung, Sàn sách in, Sàn sách điện tử, Sàn giao dịch bản quyền sách và Sàn thông tin về các hoạt động Ngày sách diễn ra trên cả nước,với mong muốn kết nối các đơn vị phát hành trực tuyến trong nước với bạn đọc; đồng thời tạo ra không gian giao lưu xuyên biên giới giữa các nhà xuất bản trong và ngoài nước, cơ hội kết nối, tìm kiếm, giao dịch các tác quyền sách có giá trị thông qua ứng dụng công nghệ trực tuyến 4.0 mới nhất.Đây thực sự là một sân chơi để các bạn đọc có thể đến mua sách, tham quan và tìm hiểu các thông tin liên quan đến hoạt động xuất bản sách. Tất cả đều với mong muốn khơi gợi và nhân rộng tình yêu sách trong lòng bạn đọc”.

Cũng theo ông Nguyên, công nghệ số đang ngày càng phát triển khiến ngành văn hóa thông tin cũng phải chuyển đổi mạnh mẽ hơn và đây cũng là xu thế tất yếu để ngành văn hóa tồn tại và phát triển. "Tuy nhiên, muốn phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số, chúng ta cần nuôi dưỡng văn hóa đọc trong gia đình, xã hội, nhà trường và ươm mầm văn hóa đọc trở thành một thói quen trong đời sống của người dân"./.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động