Hội Gióng và những nét đẹp văn hóa truyền thống
![]() | Ai về hội Gióng thì về |
![]() | Trẩy hội mùa xuân |
Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ngoài ra, còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu (huyện Thường Tín); lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); thôn Xuân Tảo (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm).
![]() |
Lễ rước trầu cau ở hội Gióng. (Ảnh: Minh Quang) |
Giá trị nổi bật của hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về mặt mỹ thuật, hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ...
Hội Gióng Phù Đổng
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 7 – 9/4 Âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, Phù Đổng chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng. Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa.
Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu” là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng” tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “ông Hổ” là đội quân tổng hợp; “làng áo đỏ” là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen” là đội dân binh.
Lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường” là đi trinh sát giặc, “Rước nước” là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm” là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “rước trận Soi Bia” là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt...
Hội Gióng Phù Đổng được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng Bắc Bộ về quy mô đoàn rước và người tham dự.
![]() |
Du khách thập phương làm lễ thắp hương tại đền thờ Thánh Gióng. (Ảnh: Hoàng Sơn) |
Hội Gióng Sóc Sơn
Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng Âm lịch đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Theo truyền thuyết, đây là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Trước ngày hội diễn ra, 7 thôn làng đại diện cho 7 xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính.
Nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo... Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang – tắm cho pho tượng Thánh Gióng.
Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu.
Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh).
Mặc dù, có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: “Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ”.
Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh - BIDV: Tăng cường phối hợp mang lại lợi ích tốt nhất cho đoàn viên

Công an phát hiện cả triệu người không có bất cứ loại giấy tờ nào

Thí điểm cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số qua tổng đài

Đại biểu Quốc hội đồng ý phương án cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi

Góp sức xây dựng quê hương Thanh Oai giàu đẹp, văn minh

Cấp cứu cụ bà 100 tuổi tắc ruột do dính xoắn ruột non sau mổ

Phụ nữ Gia Lâm: Nhiều mô hình hiệu quả trong học tập và làm theo Bác
Tin khác

Ứng xử đẹp với di tích và danh lam thắng cảnh
Tôi yêu Hà Nội 16/05/2023 18:03

Khơi dậy tình yêu di sản cho học sinh
Tôi yêu Hà Nội 15/05/2023 17:12

Tiềm năng phát triển du lịch Yên Mỹ
Tôi yêu Hà Nội 14/05/2023 12:22

Hà Nội: Đã tiếp nhận trên 36 tỷ đồng đăng ký ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2023
Thủ đô 05/05/2023 11:24

Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hòa thiết thực hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2023
Tôi yêu Hà Nội 05/05/2023 11:08

Hơn 52 nghìn lượt khách vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 3 ngày nghỉ lễ
Tôi yêu Hà Nội 02/05/2023 17:10

Tôn vinh và tri ân những cống hiến của lực lượng An ninh chính trị nội bộ
Tôi yêu Hà Nội 28/04/2023 19:06

Cuộc thi Ký ức Hà Nội lần thứ II năm 2023: Góp phần lan tỏa giá trị văn hiến của Thủ đô
Tôi yêu Hà Nội 26/04/2023 22:27

“Khát vọng tuổi thanh xuân” là ca khúc chính thức của Đại hội Hội Sinh viên Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 23/04/2023 08:02

Khai mạc triển lãm ‘Hà Nội - Khởi đầu một đô thị kiểu phương Tây ở Đông Nam Á’
Tôi yêu Hà Nội 15/04/2023 17:18