Học thêm, dạy thêm “biết rồi khổ lắm”!
Sẽ thanh tra, kiểm tra việc học thêm, dạy thêm online |
Ảnh minh họa. |
Bay hơn nửa vòng trái đất từ Canada về thăm bà ngoại, khi đề cập đến câu chuyện học thêm, cháu Nguyễn Minh Hằng (ở Toronto) cho hay, khi còn học lớp 5 ở Hà Nội, tuần nào cháu cũng phải đi học thêm các môn Toán, Tiếng Anh, thậm chí cả Tiếng Việt. Đấy là chưa kể một số môn phụ khác như học nhạc…Thời gian học kín cả tuần, không có ngày nghỉ. Nhưng từ khi theo mẹ sang Canada sinh sống, áp lực học thêm ít hơn. “Ở quê nhà vui hơn, thích hơn, nhưng nếu học thì học bên Canada thích hơn, đơn giản vì áp lực học không lớn như ở mình”, cháu Hằng cho hay.
Có một điều khá lạ, năm nào các cấp địa phương (tỉnh/thành) cũng ban hành văn bản về cái gọi là “cấm dạy thêm, học thêm dưới mọi hình thức”, nhưng thực tế, việc học thêm không những không giảm, mà ngày càng gia tăng. Nguyên nhân xuất phát từ hai phía: Phụ huynh tự nguyện, giáo viên “sẵn lòng”. Dạy thêm (đối với giáo viên tiểu học, giáo viên toán, ngoại ngữ khối cấp II, III) thu nhập cao hơn gấp nhiều lần lương, thu nhập tại trường.
Với đặc thù đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, vấn đề giao thông phức tạp, nên đối với một học sinh cấp Trung học cơ sở (vì đa số trường không có ăn bán trú), việc đưa đón các con đi học đã tốn quá nhiều thời gian, việc đón đưa học thêm còn tốn công sức hơn nữa. Còn nếu tính cả cấp 3 (học sinh trung học phổ thông) chung quy là... tốn thêm tiền!
Vấn đề đặt ra, tại sao một số nước phát triển họ không chú trọng vấn đề học thêm, dạy thêm? Trong khi nước ta thu nhập không cao, nhưng từ đô thị đến nông thôn, học sinh phải học thêm rất nhiều?
Lý giải vấn đề này, một số người chỉ ra 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, là “căn bệnh” thành tích. Nếu phụ huynh không cho con đi học thêm, sợ kiến thức của con tiếp thu ở trường không đủ, sẽ dẫn đến thua kém bạn bè. Thua kém bạn bè, dẫn đến tình trạng tự ti, chán học.
Thứ hai, đối với những học sinh cấp 2, cấp 3, điểm các năm học cũng là một trong những căn cứ quan trọng để xét tuyển khi hết cấp. Trong bối cảnh học sinh ngày càng nhiều, trường công ngày một thiếu, nếu không học thêm để có kết quả học tập tốt thì “khó đấu” được vào trường công, trường chọn.
Thứ ba, kiến thức ở trường nhiều, nhưng chừng ấy là chưa đủ. Muốn vào được các trường đại học tốt, bắt buộc học sinh cấp 3 càng phải học thêm để bồi dưỡng kiến thức, khi thi mới đạt điểm cao.
Cả 3 nguyên nhân trên đã dẫn phụ huynh và học sinh vào vòng tròn khép kín chưa tìm ra lối thoát. Vậy mấu chốt việc học thêm và học thêm quá nhiều có quan trọng không?
Xin kể ra đây một câu chuyện. Anh Nguyễn Tr., một doanh nhân có cô con gái đầu, nhà anh đầu tư khá nhiều, đặc biệt chi để đi học thêm, thuê gia sư, học trung tâm rồi cả thầy, cô dạy giỏi để học tiếng Anh, Toán. Nhưng con gái anh vẫn học không vào. Hết cấp 3 “chấp nhận” thi vào trường đại học bình thường ở Hà Nội. Nhưng bố mẹ vốn dân kinh doanh, nên tố chất kinh doanh đã ngấm vào máu cô con gái đầu của anh, nên năm thứ nhất, ngoài công việc học tập, cháu đã tự xin đi làm thêm với mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng (mức thu nhập nhiều người mong ước).
Cuối cùng, anh rút ra kết luận: “Học thêm không phải là giải pháp duy nhất. Cái chính là năng lực của con mình ra sao để định hướng cho phù hợp”. Dẫu gia đình dư giả tài chính, nhưng cô con gái thứ 2, đang học trường “Tây”, anh cũng chuyển về học trường công và “nói không” với học thêm. Anh nói, quan trọng nhất dạy con kỹ năng để sau này bắt nhịp với hơi thở cuộc sống. Bảng thành tích học tập đẹp mà sau này không kiếm được công việc tốt, đặc biệt không biết kiếm tiền thì cũng chẳng để làm gì!
Mùa tựu trường lại đến, nhiều phụ huynh lại tất bật với chuyện học hành của con. Không biết bao giờ cái gánh nặng học thêm mới được rũ bỏ!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49