Hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm chất lượng và tiến độ

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn kiến nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô.
Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào phiên họp tháng 3/2024

Chiều 25/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2023, đánh giá kết quả công tác giữa nhiệm kỳ và triển khai công tác năm 2024, định hướng nhiệm vụ công tác đến hết nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Phát biểu tham luận tại điểm cầu thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, công tác Tư pháp của Thành phố đã được triển khai thống nhất, đồng bộ trên các lĩnh vực công tác, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra, góp phần cùng các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Trong đó, quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của thành phố Hà Nội đã được đổi mới. Ngay từ đầu năm, UBND Thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị thống nhất dự kiến danh mục văn bản cần ban hành trong năm, phân công cụ thể các sở, ngành chủ trì xây dựng.

Hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm chất lượng và tiến độ
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tham luận tại điểm cầu Hà Nội.

Tính đến hết tháng 11/2023, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành 12 Nghị quyết quy phạm pháp luật, UBND Thành phố đã ban hành 25 Quyết định quy phạm pháp luật. Các văn bản Thành phố ban hành đã được Sở Tư pháp thẩm định trước khi các Sở, ngành trình theo quy định.

“Có thể nói, Tư pháp Thủ đô đã vào cuộc sâu công tác chỉ đạo, điều hành của Thành phố, tham gia giải quyết nhiều vấn đề nóng, điểm nghẽn, vấn đề dân sinh bức xúc như vấn đề đất đai, xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, an sinh xã hội”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.

Trong công tác phối hợp xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), UBND Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học... hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Dự thảo đã được Bộ Tư pháp tổ chức thẩm định, Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã họp phiên toàn thể về thẩm tra Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), khẳng định dự thảo Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 6. Ngày 10/11/2023, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã báo cáo Dự thảo Luật Thủ đô trước Quốc hội, 19 tổ đại biểu đã thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Thủ đô.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội triển khai kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ công tác Tư pháp trên địa bàn Thủ đô. Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình hành động số 18- CTr/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, Kế hoạch số 189/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ để nghiên cứu giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai kịp thời các nhiệm vụ tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư; định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

Hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm chất lượng và tiến độ
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cũng kiến nghị Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị thuộc Quốc hội, Chính phủ để nghiên cứu giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bảo đảm chất lượng và tiến độ, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Hướng dẫn quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương bảo đảm khoa học, hiệu quả, rút ngắn thời gian thực hiện, bảo đảm công khai, minh bạch. Đồng thời tiếp tục quan tâm thực hiện các giải pháp bảo đảm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

“Chúng tôi đề xuất Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có một chương dữ liệu thông tin về lý lịch tư pháp, như vậy sẽ đơn giản hóa được công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp, đồng thời kết nối được với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn đề nghị.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương phối hợp thực hiện thống nhất, đồng bộ triển khai kịp thời các nhiệm vụ tại Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư; định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030", đặc biệt là các thủ tục liên thông trong lĩnh vực tư pháp; Cơ sở dữ liệu về hộ tịch, Cơ sở dữ liệu về lý lịch tư pháp, Cơ sở dữ liệu về công chứng… góp phần vào việc xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tin khác

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Xem thêm
Phiên bản di động