Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô

(LĐTĐ) Theo TS Trần Anh Tuấn, nếu không có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài tốt thì chính sách đặc thù trong dự thảo Luật Thủ đô sẽ khó thực hiện được như mong muốn.
Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại Cơ chế TOD sẽ tạo nguồn lực nội sinh, giúp Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị

Chính sách hiện hành chưa đủ hấp dẫn

Chiều 11/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm ''Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài''.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa trình và thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV được đánh giá có tính kế thừa cao, bám sát các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với sự phát triển của đất nước nói chung và Thủ đô trong thời gian tới nói riêng.

Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật Thủ đô lần này đã cụ thể hóa khá đầy đủ tinh thần của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều điểm mới thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ gắn với thực tiễn sản xuất, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô
Toàn cảnh tọa đàm

Trong đó quy định về thu hút trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được quy định tại Điều 17 Chương II của Dự thảo Luật được nhận định là một nội dung rất quan trọng, đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu và người dân.

Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh cho biết, chính sách về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là chính sách được kế thừa và phát triển từ quy định của Luật Thủ đô 2012.

Trên cơ sở quy định đó cũng như việc áp dụng một số quy định khác của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, ngày 17/7/2013, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND quy định về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, các quy định này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô
Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu tại Tọa đàm.

Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài của Thành phố chưa đủ sức hấp dẫn, về cơ bản chưa đáp ứng được mục tiêu như mong muốn. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra nhiệm vụ cần ''có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế''.

Để cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết 15, Điều 17 dự thảo Luật đã thiết kế 02 khoản, khoản 1 là về thu hút, trọng dụng nhân tài và khoản 2 là về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô. Trong đó có đưa ra các quy định về đối tượng, quy định các chính sách kèm theo...

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, để quy định có tính khả thi hơn, cũng cần trao quyền cho HĐND Thành phố ban hành văn bản quy định cụ thể hơn các đối tượng cần thu hút, có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng để có quy định về chế độ, chính sách phù hợp trong tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ.

Để thu hút và giữ chân được người tài, cũng cần lưu ý đến một số điều kiện đảm bảo khác như xây dựng môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới, tạo điều kiện cho người tài thăng tiến và cống hiến… đây là yếu tố quyết định để giữ chân và phát huy tiềm năng của nhân tài.

Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô
Các khách mời trao đổi tại Tọa đàm

Cần quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn

TS Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Pháp luật Hành chính - nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, Điều 17 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thiết kế 1 điều riêng ''Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao'' - thể hiện được tinh thần vượt trội, không những tuyển dụng các sinh viên xuất sắc, mà mở rộng thêm cả người nước ngoài; đồng thời bao quát ở nhiều lĩnh vực.

Điểm mới trong dự thảo Luật là thay đổi, mở rộng thêm các đối tượng, thể hiện tinh thần phân quyền của Trung ương cho HĐND thành phố Hà Nội. Nếu HĐND Thành phố ban hành nghị quyết sẽ cụ thể hoá được cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, cần quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn, điều kiện thế nào để trở thành nhân tài, phải chia ra các nhóm khác nhau.

Khi chính sách này được áp dụng, phải quy định rõ công việc, vị trí việc làm thế nào để thể hiện được chính sách vượt trội. Cùng đó, có cơ chế, thủ tục tuyển dụng đơn giản; khi tuyển dụng vào rồi phải có quá trình đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch, điều chỉnh chính sách.

Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô
TS Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Pháp luật Hành chính - nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội

Quan trọng nhất, đó là phải có môi trường cho họ phát huy được năng lực, đảm bảo điều kiện về lương, chính sách vượt trội mới có thể giữ chân được người tài. Do đó, Hà Nội phải cụ thể hoá trong nghị quyết của HĐND Thành phố.

Chia sẻ quan điểm của mình, TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhìn nhận, không thu hút, không trọng dụng được nhân tài là thất bại, nên chuyện quy định này là điều đáng hoan nghênh vì Hà Nội, làm cho Thủ đô Hà Nội có vị trí rất đặc biệt, rất hay, rất cao nhưng đòi hỏi phải có tài mới làm được.

Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô
TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội

“Theo tôi Luật phải có cơ chế rõ ràng, gắn rõ quyền lợi và trách nhiệm. Phải nêu rõ thẩm quyền ai là lựa chọn người tài cũng, phải nêu trách nhiệm của người tuyển dụng để chọn đúng người; người tuyển dụng phải có tầm nhìn, tuyển đúng người, đúng việc thì mới ra người tài. Quan trọng là phải có cơ chế đặc biệt, có sự phân cấp phân quyền rõ ràng. Tôi cho rằng quy định càng kỹ bao nhiêu, càng cụ thể bao nhiêu trong Luật thì thực hiện sẽ càng đúng”, ông Chức nói.

3 tiêu chí xác định nhân tài

Còn theo TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, muốn có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phải xác định tiêu chí thế nào là nhân tài. Ví dụ, chúng ta đang thực hiện chính sách trọng dụng những thủ khoa. Theo ông Tuấn, đây mới chỉ là nguồn. Thủ khoa là những người có kết quả học tập tốt, có tiềm năng để về đơn vị rồi đào tạo, bồi dưỡng, nhưng chưa chắc đã là người có tài năng ngay từ đầu.

Tạo cơ chế đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài cho Thủ đô
TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ

“Theo tôi, có 3 tiêu chí xác định nhân tài. Thứ nhất, có tư cách, phẩm chất đạo đức, tinh thần cống hiến. Thứ hai, có trình độ, năng lực vượt trội hơn so với người khác. Thứ ba, phải có sản phẩm.

Hiện nay, chúng ta vẫn đang có tình trạng sử dụng người thông qua bằng cấp. Tuy nhiên, có nhiều người chỉ tốt nghiệp cử nhân nhưng họ có thể làm được rất nhiều việc để giải quyết điểm nghẽn, khó khăn trong công việc mà không ai làm được. Đây mới là người giỏi, chứ không phải ai học cao hơn là người giỏi”, ông Tuấn nói.

Khi xác định được tiêu chí thế nào là nhân tài, chúng ta sẽ xây dựng được các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài phù hợp. Sau khi đã tìm được nguồn thì phải có chính sách bồi dưỡng đào tạo và giao việc để họ được khẳng định và trưởng thành trong công việc. Nếu không làm được sẽ không có khả năng giữ chân được người tài.

Cũng theo ông Tuấn, nếu không có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài tốt thì chính sách đặc thù trong dự thảo Luật sẽ khó thực hiện được như mong muốn, như: Phát triển đô thị, xây dựng giao thông, phát triển khoa học công nghệ, môi trường, an sinh xã hội… Kể cả xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, cải cách hành chính thì yếu tố con người cũng là yếu tố quyết định. Yếu tố con người được thể hiện rõ nét, đột phá qua chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động