Hoàn thiện chính sách hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm

(LĐTĐ) Định hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với người bán dâm là vấn đề rất được quan tâm. Cần phải có hỗ trợ thỏa đáng để người bán dâm hòa nhập với cộng đồng.  
hoan thien chinh sach ho tro xa hoi doi voi nguoi ban dam Cảnh báo tình trạng học sinh, sinh viên hoạt động mại dâm
hoan thien chinh sach ho tro xa hoi doi voi nguoi ban dam Kỳ 4: Tệ nạn mại dâm: Nguồn gốc phát sinh nhiều loại tội phạm
hoan thien chinh sach ho tro xa hoi doi voi nguoi ban dam Khởi tố “tú bà” về tội môi giới mại dâm

Đối với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm, thực tế cho thấy, nhiều người bán dâm chưa chủ động nắm bắt thông tin về các chương trình đào tạo nghề cũng như tạo việc làm hoặc biết thông tin nhưng mặc cảm không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng hoặc do ngại làm các thủ tục hành chính. Chính vì vậy, hầu hết người bán dâm không đến tham dự Hội chợ việc làm hàng tháng ở các địa phương để tìm hiểu về các cơ hội việc làm của mình.

Việc lựa chọn nghề đào tạo và việc làm sau đào tạo nghề đối với người bán dâm cũng là một khó khăn, thách thức, nhất là với những người lớn tuổi vì không đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ, kỹ năng trong công việc.

Trong khi đó, với người trẻ tuổi lại khó thu hút được sự tham gia của họ bởi yêu cầu về thời gian tham gia học nghề, thu nhập từ việc làm mới cũng chưa chắc sẽ đảm bảo cao hơn so với công việc hiện tại của họ.

hoan thien chinh sach ho tro xa hoi doi voi nguoi ban dam
Đồng đẳng viên hỗ trợ, tư vấn cho gái bán dâm (Ảnh: VOV)

Hiện chưa có chính sách pháp luật về dạy nghề và tạo việc làm cụ thể, dành riêng cho đối tượng người bán dâm tại cộng đồng do đó cần nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề giành riêng cho người bán dâm.

Nghề được đưa vào chương trình đào tạo phải phù hợp với đặc điểm đối tượng về nhu cầu, sức khỏe và kỹ năng; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề và giới thiệu việc làm để họ yên tâm theo học cũng như đảm bảo đầu ra về việc làm cho họ. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, thông tin về các chương trình đào tạo nghề cũng như giới thiệu việc làm đến với người bán dâm.

Liên quan đến chính sách hỗ trợ vay vốn, theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội, đa số người bán dâm gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay chủ yếu do thủ tục hồ sơ và điều kiện xét duyệt phức và mức vay không phù hợp, không đủ để họ có thể đầu tư tạo vệc làm có thu nhập ổn định, lâu dài và có khả năng giúp họ từ bỏ được hành nghề mại dâm.

Theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội, người bám dâm cần cung cấp văn bản có xác nhận về việc không còn bán dâm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của người đứng đầu một trong các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, hoặc của Chủ nhiệm Câu lạc bộ, trưởng nhóm, trưởng mạng lưới do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân thành lập.

Trong thực tế, người bán dâm rất khó lấy được xác nhận từ các tổ chức/chính quyền theo quy định bởi lý do không có bằng chứng cụ thể để các đơn vị có thể xác nhận là người làm đơn thực sự không còn tham gia bán dâm.

Bên cạnh đó, các câu lạc bộ, trưởng nhóm, trưởng mạng lưới do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức xã hội thành lậpkhông có đủ tư cách pháp nhân để xác nhận vào mẫu xác nhận người bán dâm hoàn lương.

Chính vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo cần xem xét lại về các thủ tục giải ngân, vay vốn ưu đãi để chính sách này có thể áp dụng được tốt hơn trong thực tiễn. Điều này có nghĩa là các thủ tục hành chính, điều kiện cho vay cần linh hoạt hơn, để người bán dâm có thể đáp ứng được các điều kiện hỗ trợ.

Về chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, do có sự triển khai đồng bộ giữa các ngành đặc biệt là ngành Y tế và ngành Lao động, Công an nên số người bán dâm có thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe khá cao.

Nguồn kinh phí cho các hoạt động liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe đều là nguồn liên quan đến hoạt động phòng chống lây nhiễm cho các nhóm nguy cơ của chương trình phòng chống HIV/AIDS, chưa có nguồn kinh phí riêng biệt cho người bán dâm.

Tuy nhiên, phần lớn những người tiếp cận được đến với các dịch vụ y tế dự phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ là người bán dâm tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ/ nhóm đồng đẳng; bán dâm có hồ sơ quản lý và người bán dâm hoạt động trên đường phố được các cộng tác viên chương trình tiếp cận và giới thiệu dịch vụ.

Do đó, để chính sách hoạt động hiệu quả hơn, cần thu hút được hơn nữa sự tham gia của các cơ quan liên quan (thu hút ngân sách hỗ trợ) và các nhóm đối tượng người bán dâm khác nhau để tăng cường khả năng phòng ngừa nguy cơ bệnh tật, giảm thiểu các rủi ro sức khỏe cho xã hội và bản thân họ.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.

Tin khác

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động