Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Chiều 19/11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố

Trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, trong nhiều năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ cũng như những nỗ lực vượt bậc của nhân dân, các cấp chính quyền thành phố, Hà Nội bước đầu đã xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông.

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường trình bày tờ trình.

Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống giao thông vận tải hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Tình trạng ùn tắc giao thông, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường… là những thách thức lớn với các cơ quan quản lý giao thông thành phố.

Qua kinh nghiệm thực tiễn triển khai trên thế giới cho thấy, việc hình thành phát triển hệ thống giao thông thông minh (ITS) giữ vai trò quan trọng, có tính nền tảng và là một trong các trụ cột chính của Thành phố thông minh.

Việc triển khai đề án sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.

“Do vậy, việc ban hành Nghị quyết thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” là hết sức cần thiết”, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội nhấn mạnh.

Phát triển hệ thống giao thông thông minh theo 3 giai đoạn

Mục tiêu định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho thành phố Hà Nội theo từng giai đoạn cụ thể, trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của thành phố vào năm 2025; xác định được khung kiến trúc chung cho hệ thống giao thông thông minh và các chức năng chính cơ bản của hệ thống giao thông thông minh; định hướng các cơ chế chính sách trong quản lý, đầu tư, khai thác, vận hành hệ thống; phân công trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Đại biểu bấm nút thông qua Đề án.

Chức năng chung của hệ thống ITS, về yếu tố kỹ thuật, có 4 chức năng: Thu thập thông tin các nguồn dữ liệu về hệ thống giao thông thành phố; chia sẻ thông tin cho các cơ quan, tổ chức; xử lý, phân tích dữ liệu; bảo mật thông tin.

Về ứng dụng, có 12 chức năng, cụ thể: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng; quản lý vận tải; quản lý nhu cầu giao thông; mô phỏng giao thông trong công tác quản lý, khai thác và điều hành giao thông vận tải.

Nguyên tắc xây dựng đề án bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khoa học và thực tế; tính khả thi khi triển khai thực hiện; các ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh thành phố phải có tính mở, cho phép người sử dụng có khả năng lựa chọn, ra quyết định, đồng thời đảm bảo sẵn sàng chia sẻ, phát triển.

Tuân thủ kiến trúc chính phủ điện tử, các nền tảng số quốc gia, kiến trúc tham chiếu cho hệ thống ITS trong nước TCVN 12836-1:2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, khung kiến trúc của Thành phố thông minh.

Việc phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin theo đề án phải đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của ngành, của các cá nhân, tổ chức, không để lộ lọt thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Huy động được đa dạng nguồn lực trong đầu tư hạ tầng giao thông thông minh; gắn kết hệ thống hạ tầng hiện hữu và hạ tầng đầu tư trong tương lai; đi trước đón đầu ứng dụng các công nghệ khoa học mới, hiện đại; thuận tiện trong quản lý, khai thác, vận hành.

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Quang cảnh Kỳ họp.

Nghị quyết cũng thông qua khung kiến trúc chung của hệ thống giao thông thông minh với một số nội dung như: Thu thập thông tin các nguồn dữ liệu về hệ thống giao thông thành phố; chia sẻ thông tin cho các cơ quan, tổ chức; xử lý, phân tích dữ liệu; bảo mật thông tin; giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông...

Về định hướng phát triển theo các giai đoạn, Thành phố đề xuất lộ trình phát triển theo 3 giai đoạn, cụ thể như sau: Giai đoạn 1 từ năm 2025 - 2027. Mục tiêu: Hình thành và đưa vào khai thác vận hành Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội, trong đó có bộ phận quản lý điều hành giao thông thông minh với giai đoạn đầu khai thác 9/12 chức năng, bao gồm: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.

Giai đoạn 2 từ năm 2028 - 2030. Mục tiêu, mở rộng phạm vi, vùng hoạt động đối với 9 chức năng hiện hữu đã hình thành trong giai đoạn 1. Hoàn thiện, đưa vào khai thác vận hành đủ 12/12 chức năng theo yêu cầu của hệ thống giao thông thông minh (bổ sung 3 chức năng còn lại: Quản lý vận tải; quản lý nhu cầu (thu phí nội đô); mô phỏng giao thông). Tích hợp toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý, điều hành giao thông thành phố tại trung tâm.

Giai đoạn 3 sau năm 2030. Mục tiêu, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống giao thông thông minh thành phố, kết hợp đồng bộ cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông, tạo nên di chuyển thông minh trong thành phố thông minh, đưa Hà Nội trở thành có hệ thống quản lý, điều hành giao thông tiên tiến ngang tầm khu vực.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong 10 tháng năm 2024, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.061 người, bị thương 14.685 người. So với 10 tháng năm 2023, tăng 1.334 vụ, giảm 844 người chết và tăng 2.137 người bị thương.
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” được Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

Tin khác

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong 10 tháng năm 2024, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.061 người, bị thương 14.685 người. So với 10 tháng năm 2023, tăng 1.334 vụ, giảm 844 người chết và tăng 2.137 người bị thương.
Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?

(LĐTĐ) Thông tư mới của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định sẽ có 12 đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.
Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

Thanh Trì: Chùa Yên Phú bàn giao hơn 1.000 m2 đất phục vụ nâng cấp Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Chiều ngày 18/11, Trụ trì Chùa Yên Phú thuộc xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã bàn giao 1.188,2m2 đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Trì, Ủy ban nhân dân xã Liên Ninh và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội để thực hiện Dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi.
Chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương

(LĐTĐ) Sau quãng thời gian dài nghiên cứu, rà soát, tìm phương án giải quyết, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã có phương án cuối cùng là chính thức chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Xử phạt thanh niên điều khiển xe máy đi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt thanh niên điều khiển xe máy đi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(LĐTĐ) Chiều 17/11, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, sau khi phát hiện 2 thanh niên đi xe mô tô vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, lực lượng chức năng đã nhanh chóng dừng được phương tiện; đồng thời lập biên bản xử phạt người điều khiển phương tiện.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ có nút giao kết nối đường Vành đai 3,5

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ có nút giao kết nối đường Vành đai 3,5

(LĐTĐ) Nút giao sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối với cầu Ngọc Hồi và tạo thuận lợi kết nối giao thông liên vùng với các tỉnh phía Đông của Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội sẽ có tàu điện chạy thẳng đến sân bay

Hà Nội sẽ có tàu điện chạy thẳng đến sân bay

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa đưa ra kế hoạch triển khai tuyến đường sắt đô thị số 2 Trần Hưng Đạo - Sóc Sơn, trong đó với đoạn từ Khu đô thị Nam Thăng Long chạy đến sân bay Nội Bài có kế hoạch hoàn thành năm 2030.
Hà Nội: Phê duyệt tuyến đường dài hơn 700m nối Tam Trinh với Minh Khai

Hà Nội: Phê duyệt tuyến đường dài hơn 700m nối Tam Trinh với Minh Khai

(LĐTĐ) Tuyến đường từ nút giao thông đường Tam Trinh đến điểm giao cắt với tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, quận Hoàng Mai rộng 30m, dài hơn 700m vừa được phê duyệt.
Quyết liệt xử lý xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông

Quyết liệt xử lý xe ba bánh tự chế, xe chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông

(LĐTĐ) Xe ba bánh tự chế, xe máy chở hàng hóa cồng kềnh, điều khiển kéo theo xe khác là những mối nguy hiểm luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Thực hiện Kế hoạch của Công an thành phố Hà Nội, hơn Trong 6 tháng qua, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã và đang tập trung kiểm tra, xử lý quyết liệt với những vi phạm này, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động