Hàng vạn người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

Ngày 25/7, hàng vạn người dân ở khắp các mọi miền đất nước đổ về thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) để tham dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà. Dòng người ngày một đông thêm, bất kể nắng mưa bất chợt.
Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Xúc động tình cảm đồng bào, đồng chí với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đúng 7h ngày 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội chính thức bắt đầu.

Theo Quyết định số 7033-QĐ/TU ngày 23/7/2024 của Thành ủy Hà Nội, Tiểu ban phục vụ lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Trưởng Tiểu ban; Nguyễn Mạnh Quyền - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó trưởng Tiểu ban; Lê Trung Kiên - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh; Đại tá Phạm Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Công an Thành phố; Đại tá Lê Tất Thắng - Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Ngay sau lời khai mạc của Ban Tổ chức Lễ tang, các đoàn thể đại diện cơ quan, tổ chức có mặt tại sân Nhà văn hóa thôn Lại Đà nghiêm trang dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con ưu tú của quê hương.

Hàng vạn người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Mở đầu Lễ viếng là gia tộc nội, ngoại của đồng chí Tổng Bí thư và các đoàn viếng của gia đình, họ hàng, người thân, bạn bè tại quê hương của Tổng Bí thư lần lượt vào viếng.

Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn, đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Tham gia đoàn còn có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành Thành phố.

Thành kính dâng hương bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư. Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tổn thất không gì bù đắp được, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội cùng nhân dân cả nước. Trong giờ phút xúc động, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt trước anh linh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đại diện Đoàn Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh - quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do Bí thư Huyện ủy Đông Anh Lê Trung Kiên dẫn đầu đã dâng nén hương thành kính và ghi trong sổ tang: “Chúng tôi nguyện hứa với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ biến đau thương thành hành động, nguyện noi gương, học tập và làm theo đồng chí, quyết tâm xây dựng Đảng bộ huyện Đông Anh trong sạch, vững mạnh, xuất sắc và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”…

Hàng vạn người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn, đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa - Bí thư Chi bộ thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh chia sẻ: “Người dân Đông Anh chúng tôi gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với một danh từ thân thương “Bác”. Bác là một nhà lý luận xuất sắc của Đảng, là tấm gương sáng, tiêu biểu về đạo đức, tính cần kiệm, liêm chính. Bác là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn, sống trọn đời vì nước vì dân, đặc biệt là công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực thì Bác là người đi đầu, gương mẫu. Chính vì vậy, đất nước chúng ta có được cơ đồ, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay là có công lao rất lớn của Bác”.

Là công dân của Lại Đà, ông Ngô Duy Chi - đảng viên Chi bộ thôn Lại Đà dậy từ sớm để xếp hàng viếng Tổng Bí thư. Ông bùi ngùi chia sẻ: "Nghe tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi cũng như mọi người dân trong thôn rất bàng hoàng, đau buồn. Tổng Bí thư đã làm việc đến tận giây phút cuối cùng của cuộc đời. Đặc biệt, mỗi khi Tổng Bí thư về thăm quê, tôi đều được gặp, ông là người rất chan hòa, tình cảm với người dân, luôn ân cần hỏi thăm làng xóm, bạn bè"…

Hàng vạn người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Lễ tang, từ 18h gày 25/7, người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng từ 15 giờ, người dân đã xếp hàng dài nhiều km chờ vào viếng Tổng Bí thư.

Ông Huỳnh Duy Thương đến từ thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người cộng sản kiên trung, liêm khiết, đã để lại ấn tượng, niềm tin yêu lớn trong quần chúng nhân dân. Tôi rất kính trọng đồng chí. Mặc dù di chuyển hơn 1.000km ra viếng Tổng Bí thư, nhưng tôi rất mãn nguyện. Qua tâm sự với người dân đến viếng, tôi cảm nhận được tình cảm sâu sắc của nhân dân dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".

Huyện Đông Anh đã tổ chức công tác tiếp nhận đăng ký, sắp xếp và thông tin thứ tự cho các đoàn viếng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ động được thời gian đến viếng. Nhằm giảm ùn tắc cũng như đảm bảo buổi lễ trang trọng nhất, chu đáo nhất, khoa học và bài bản, an toàn việc đăng ký và sắp xếp được xác định theo nguyên tắc: Khung giờ viếng theo 4 khung giờ đã thông báo; số lượng người tối đa mỗi đoàn theo điều kiện khu vực làm lễ khoảng 30 người/đoàn; thời gian viếng được ước tính đảm bảo nghi lễ; ưu tiên gia đình, họ nội, họ ngoài, hàng xóm,…

Công tác bảo đảm an ninh an toàn cho lễ tang được các lực lượng vũ trang, lực lượng địa phương triển khai bài bản, khoa học. Do đó, dù số lượng người về viếng Tổng Bí thư tại quê nhà rất đông, song không có hiện tượng ùn tắc hay chen lấn. Tuyến đường từ cổng thôn Lại Đà đến Nhà văn hóa thôn đều có các trạm dừng nghỉ, phục vụ nước uống miễn phí cho người dân đến viếng.

Công an Thành phố và huyện Đông Anh đã xây dựng phương án bố trí lực lượng, các chốt và phân luồng giao thông phục vụ tổ chức Lễ viếng với 17 chốt quanh khu vực. Để tăng cường đảm bảo an ninh trong quá trình tổ chức, Công an đã triển khai kiểm tra an ninh qua cửa từ, kiểm tra căn cước công dân. Tới thời điểm hiện tại tình hình an ninh được duy trì ổn định.

Hàng vạn người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Không riêng người dân Đông Anh, đoàn đại biểu, nhân dân các quận, huyện, thị xã của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước đã về dâng nén tâm nhang lên Tổng Bí thư tại quê nhà.

Trước đó, để tổ chức Lễ viếng và Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà đảm bảo theo đúng nghi thức Lễ Quốc tang, thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Đông Anh đã ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

UBND huyện Đông Anh cũng nêu một số lưu ý: Ban Tổ chức đã chuẩn bị vòng hoa luân chuyển; các đoàn đến viếng chủ động in băng đen để gắn lên vòng hoa viếng (băng vải đen có kích thước 1,2m x 0,2m, ghi dòng chữ trắng “Kính viếng”, dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân). Nguyện vọng của gia đình xin được miễn tiền, hoa quả, lễ phúng viếng, chấp điếu của các tổ chức, cá nhân khi đến viếng. Trang phục khi đến viếng đối với nam: Comple tối màu, bên trong mặc sơ mi trắng dài tay, cà vạt đen, giày đen. Đối với nữ: Áo dài đen hoặc áo tối màu, giày hoặc dép quai hậu màu đen. UBND huyện Đông Anh cũng đề nghị các đoàn thu xếp đi xe chung để giảm áp lực giao thông.

Theo ghi nhận của Ban Tổ chức Lễ tang, tính đến 17h giờ ngày 25/7, đã có 960 đoàn, 36.218 người đến viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà - xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Trong đó, tại Hà Nội có 835 đoàn, với 31.918 người; 125 đoàn với khoảng 4.300 người đến từ các tỉnh: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang…
Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
32 năm chuyện của chúng tôi

32 năm chuyện của chúng tôi

Tính đến thời điểm này, Báo Lao động Thủ đô tròn 32 năm kể từ ngày phát hành số báo đầu tiên. Và năm nay, theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, cùng với hệ thống báo chí cả nước, trong đó các cơ quan báo chí Thủ đô sẽ được tổ chức lại để hoạt động theo mô hình mới. 32 năm qua, người đã nghỉ hưu, người chuyển cơ quan khác, song với “đại gia đình ngôi nhà Lao động Thủ đô” được làm việc, cống hiến tại địa chỉ 1A Yết Kiêu là cả quãng thời gian tươi đẹp. Chính nhờ Lao động Thủ đô mà mỗi người đều có những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo. Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 32, Báo Lao động Thủ đô xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các bác, các anh, các chị và các cộng tác viên đã đồng hành với báo, đồng thời giới thiệu những “thước phim” của các cán bộ, phóng viên, người lao động đang làm việc tại Tòa soạn.
Niềm vui mỗi lần nhận giải

Niềm vui mỗi lần nhận giải

Với tôi, mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được công nhận và giành giải thưởng ở cuộc thi nào đó là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức và cần nhiều sự ủng hộ từ Ban Biên tập tòa soạn cũng như đồng nghiệp trong cơ quan.
Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...

“An cư, lạc nghiệp” là mong mỏi của hầu hết mọi người, và với công nhân lao động, đó cũng là một trong những mong mỏi lớn nhất. Những cuộc gặp gỡ, khảo sát, giao lưu, trò chuyện... cùng công nhân lao động cho thấy, nhu cầu được thuê, mua nhà ở xã hội thật sự rất bức thiết và khó khăn, nhất là trên địa bàn những thành phố lớn như Hà Nội.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Sáng 29/3, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV gây ra.
Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương từ 91 xã sẽ giảm xuống còn 27 xã.
Xem thêm
Phiên bản di động