Hà Nội: Xử lý các bục bệ, cầu dẫn gây cản trở hệ thống thoát nước

(LĐTĐ) Trên nhiều tuyến phố của Thủ đô, tình trạng dựng bục bệ, cầu dẫn lên xuống vỉa hè diễn ra khá phổ biến, việc làm này đã cản trở công tác tiêu thoát nước trên các tuyến phố mỗi khi có mưa lớn.
Hà Nội dịch chuyển cây xanh trong phạm vi dự án để thi công hệ thống cống bao sông Tô Lịch Cân nhắc thu phí dịch vụ thoát nước Hà Nội: Sớm dứt điểm tình trạng bục bệ, cầu dẫn dân sinh gây cản trở hệ thống thoát nước

Những năm qua, thành phố Hà Nội đã làm rất nhiều việc để hạn chế thấp nhất mưa ngập trên các tuyến phố của nội đô. Thực tế tình trạng úng ngập cũng đã giảm hơn so với trước đây. Tuy nhiên, trong công tác phòng chống úng ngập, có một vấn đề đó là để thuận tiện cho việc lên xuống của người dân, nhiều nhà dân và các cơ sở kinh doanh đã tự phát đổ bê tông kín cả phần cống thoát nước tạo thành những bục bệ, đường dẫn kiên cố chắc chắn kết nối phần vỉa hè, lòng đường.

Việc làm này có thể khiến người điều khiển phương tiện giao thông lên xuống vỉa hè nhanh hơn, tiện hơn nhưng cả về mỹ quan đô thị lẫn hệ thống thoát nước của Thành phố đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là trong mùa mưa bão.

Hà Nội: Xử lý các bục bệ, cầu dẫn gây cản trở hệ thống thoát nước
Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội ra quân xử lý các bục bệ, cầu dẫn gây cản trở hệ thống thoát nước.

Dọc theo nhiều tuyến phố của Hà Nội không khó để nhận thấy nhiều hộ dân đã vô tư đắp, lắp những bục bệ, kết nối giữa phần vỉa hè với lòng đường. Về mặt mỹ quan, những bục bệ không gây ảnh hưởng nhiều tới đường phố. Nhưng có một thứ tác hại dễ nhìn thấy nhất từ bục bệ là làm ách tắc dòng chảy tiêu thoát nước mỗi khi mưa lớn.

Ghi nhận tại một số tuyến phố như Thái Thịnh (quận Đống Đa), Mai Hắc Đế (quận Hai Bà Trưng)... tình trạng người dân tự ý dựng bục bệ, cầu dẫn sai quy định diễn ra khá phổ biến. Tương tự, trên phố Trương Định, thay vì làm cầu sắt, các hộ gia đình có cửa hàng kinh doanh mặt phố đều xây bục bệ chắc chắn, đoạn dài, đoạn ngắn khiến cảnh quan đô thị trở nên lộn xộn.

Tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến tại các tuyến phố khác như Chùa Bộc, Xã Đàn (quận Đống Đa); Tam Trinh, Tây Kim Ngưu, Kim Giang (quận Hoàng Mai); Đỗ Đức Dục, Miếu Đầm, Cương Kiên (quận Nam Từ Liêm)…

Trong khi đó, sau mỗi trận mưa, việc tiêu thoát nước tại các tuyến phố nội đô nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều và việc đưa nước tới miệng hố ga. Nếu hố ga hoặc rãnh bị tắc sẽ làm nước mưa dềnh lên gây ngập cục bộ.

Hà Nội: Xử lý các bục bệ, cầu dẫn gây cản trở hệ thống thoát nước
Để thuận tiện cho việc lên xuống của người dân, nhiều nhà dân và các cơ sở kinh doanh đã tự phát đổ bê tông kín cả phần cống thoát nước tạo thành những bục bệ, đường dẫn kiên cố chắc chắn kết nối phần vỉa hè, lòng đường gây cản trở việc thoát nước.

Theo lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội, để chuẩn bị và đảm bảo cho công tác thoát nước, phòng chống úng ngập mùa mưa năm 2021, bắt đầu từ tháng 3 đến nay, các xí nghiệp trực thuộc đơn vị đã phối hợp với chính quyền và lực lượng trật tự đô thị các phường trên địa bàn tổ chức ra quân phá dỡ, thu dọn bục bệ, tấm chắn vật cản trên các tuyến phố nhằm giải quyết tình trạng ách tắc, tăng cường khả năng thu, thoát nước mùa mưa.

Cụ thể, Xí nghiệp thoát nước số 1 đã triển khai thực hiện trên các tuyến phố của phường Hàng Bạc, Đồng Xuân; Xí nghiệp thoát nước số 2 tổ chức thực hiện trên đường Nguyễn Chí Công thuộc địa bàn 2 phường Xuân La và Phú Thượng, quận Tây Hồ; Xí nghiệp thoát nước số 3 thực hiện trên phố Minh Khai, đoạn dốc Minh Khai và chân cầu Vĩnh Tuy và Xí nghiệp thoát nước số 8 tổ chức tại các tuyến phố Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Tô Hiệu, Lê Lợi, quận Hà Đông.

Theo lãnh đạo Công ty, trong thời gian tới, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thoát nước, các đơn vị sẽ tiếp tục triển khai phá dỡ, thu dọn bục bệ, tấm chắn vật cản trên các tuyến phố, đặc biệt là tại những điểm thường xuyên xảy ra úng ngập, tuyến phố trung tâm, tuyến phố thương mại.

Đồng thời, đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền và lực lượng có liên quan, tổ trưởng tổ dân phố tích cực tuyên truyền để người dân không đậy tấm chắn, vật cản bịt các ga thu nước, đổ bê tông, xây gờ dắt xe lên rãnh thu, hố ga làm mất khả năng thu, thoát nước của hệ thống thoát nước, xử phạt nghiêm hành vi cố tình vi phạm.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Liên quan đến công tác công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, tính đến 19h ngày 13/10, đã có 155/160 hộ dân ký biên bản bàn giao mặt bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động