Cân nhắc thu phí dịch vụ thoát nước
Hà Nội: Sớm dứt điểm tình trạng bục bệ, cầu dẫn dân sinh gây cản trở hệ thống thoát nước Góp phần xây dựng thành phố văn minh Lộ trình thu giá dịch vụ thoát nước ra sao? |
Việc xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội là cần thiết. |
Tại Hà Nội, theo thống kê tính đến tháng 3/2020, hệ thống kênh, mương, sông, hồ trên địa bàn thành phố có khoảng 1.837 điểm xả từ hoạt động sản xuất và điểm xả thải dân sinh. Hệ thống này được xây dựng qua nhiều thời kỳ, mới cũ đan xen và được dùng chung giữa nước thải và nước mưa.
Để khắc phục hệ thống vừa “yếu” vừa “thiếu” này, bằng cách huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau, thời gian qua Hà Nội đã tập trung đầu tư cho công tác phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị. Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 6 nhà máy, trạm xử lý nước thải, công suất trên 270.000 m3/ngày đêm, xử lý được 22% lượng nước xả thải.
Số còn lại, khoảng 78% đang xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung, sông, hồ và môi trường xung quanh. Đó chính là nguyên nhân khiến hàng loạt các con kênh, mương, sông ở Hà Nội đang “chết” vì bị “đóng băng” bởi váng mỡ, xăng dầu, rồi đủ các loại rác thải.
Nhìn từ chi phí đầu tư hai dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và Yên Sở cho thấy, kinh phí xử lý nước thải là vô cùng lớn. Trong trường hợp bỏ qua chi phí đầu tư, tính riêng chi phí quản lý vận hành cũng là bài toán đau đầu của các nhà quản lý.
Hiện, Thành phố Hà Nội đang áp dụng duy nhất mức thu phí bảo vệ môi trường với nước thải (theo NĐ 53/2020) với mức giá bằng 10% giá nước sạch, tương đương khoảng 200 tỷ đồng/ năm, trong khi đó công tác vận hành, xử lý, bảo trì hệ thống là khoảng 1000 tỷ đồng/ năm, thu không đủ bù chi.
Từ các nguyên nhân trên, để phù hợp với thực tế công tác thoát nước và xử lý nước thải trong thời kỳ mới, năm 2019, liên ngành Sở Xây dựng và Sở Tài chính Hà Nội đã xây dựng đề án xác định giá dịch vụ thoát nước với giả thiết toàn bộ nước thải được thu gom, xử lý, không áp dụng hệ số K đối với khối lượng nước thải do hộ thoát nước (trừ nước thải hộ gia đình) thải ra.
Cụ thể, đối với các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt dưới 10m3/tháng sẽ phải trả từ 11.283 đồng/tháng/hộ (năm 2019) đến 22.566 đồng/tháng/hộ (năm 2023). Đối với hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt từ 30m3/tháng trở lên, mức chi trả 95.202 đồng/hộ/tháng (năm 2019)... Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đề án vẫn chưa triển khai.
Theo ông Nguyễn Hồng Tiến, Nguyên Cục trưởng Cục Hà tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, việc xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội là cần thiết, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết thực tế, phù hợp với chủ trương xã hội hóa, góp phần giảm áp lực ngân sách nhà nước.
Giá dịch vụ thoát nước có tác dụng khuyến khích ý thức sử dụng nước tiết kiệm trong nhân dân, tạo nguồn lực đầu tư cho hoạt động thoát nước và bảo vệ môi trường sống của Thủ đô. Điều quan trọng là cần tính toán mức thu và lộ trình thu để bảo đảm với khả năng chi trả của từng khu vực, đối tượng người dân...
Phải khẳng định, việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị trước hết thuộc về trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực vào quản lý vận hành, bảo trì, bão dưỡng hệ thống thoát nước đóng vai trò rất quan trọng. Việc ban hành và tổ chức thực hiện “Giá dịch vụ thoát nước” sẽ góp phần làm tăng nguồn thu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường trách nhiệm của người dân.
Do đó, những bất cập, khó khăn cần được tháo gỡ, các ý kiến đóng góp về “Giá dịch vụ thoát nước” cần được giải thích đầy đủ trên cơ sở pháp lý, có lý có tình. Việc công khai, minh bạch việc thu, sử dụng các nguồn thu sẽ góp phần tạo được sự đồng thuận từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện. Thiết nghĩ, với sự vào cuộc của các cấp, ngành hoạt động, sự chung tay của người dân thực trạng này sẽ sớm được giải quyết./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38