Hà Nội tiếp tục hợp tác, hỗ trợ để huyện Lâm Hà phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Lâm Hà Nguyễn Văn Hoàng khẳng định, sau 36 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng và sự giúp đỡ, động viên có hiệu quả từ thành phố Hà Nội, huyện Lâm Hà đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt công tác.
Hà Nội: Khơi dậy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới Đại hội đại biểu Hội Sinh viên thành phố Hà Nội lần thứ VIII sẽ xác lập 13 chỉ tiêu cơ bản Sinh viên Thủ đô phải tiên phong chuyển đổi số và hội nhập quốc tế

Ngày 26/10, Đoàn công tác thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn bắt đầu các hoạt động tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Đây là một trong những nội dung theo tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, thực hiện Thông báo số 1357-TB/TU ngày 27/9/2023 về kết luận của đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tại buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Huyện Lâm Hà đạt nhiều thành tựu nhờ sự giúp đỡ của thành phố Hà Nội
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đến thăm các em học sinh Trường Mầm non Nam Hà

Huyện Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng được thành lập từ tháng 10/1987 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở phát triển vùng kinh tế mới do những người con Hà Nội gây dựng từ năm 1976.

Hiện nay, huyện Lâm Hà có diện tích tự nhiên 93.027ha, dân số hơn 150.000 người. Hơn 60% dân số là người đến từ nhiều địa phương của thành phố Hà Nội. Nhiều gia đình đã gắn bó đến thế hệ thứ 3, thứ 4 trên quê hương mới tại vùng đất với những địa danh quen thuộc: Xã Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Liên Hà, Mê Linh, Phúc Thọ; những khu phố Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa…

Đến thăm Trường Mầm non Nam Hà (tại khu phố Hai Bà Trưng của xã Nam Hà), Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong và các thành viên Đoàn công tác vui mừng khi biết, với sự hỗ trợ hiệu quả từ quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, đây là một trong những trường khang trang nhất huyện Lâm Hà và đã đạt chuẩn quốc gia, tạo môi trường học tập tốt nhất cho trẻ mầm non.

Tại di tích Hồ thanh niên xung phong tiền trạm Hà Nội (Hồ Tròn) ở thị trấn Nam Ban, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã khảo sát công trình xây dựng nâng cấp cảnh quan khu vực và chỉ đạo các đơn vị chức năng của Thành phố tăng cường phối hợp với địa phương, sớm hoàn thành công trình nhiều ý nghĩa này. Bởi đây là nơi ghi dấu những bước chân đầu tiên của 100 thanh niên xung kích Thủ đô rời Hà Nội vào ngày mùng 6 Tết Bính Dần 1976 để đến Tây Nguyên xây dựng quê hương mới.

Huyện Lâm Hà đạt nhiều thành tựu nhờ sự giúp đỡ của thành phố Hà Nội
Khu trung tâm huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

Đoàn công tác cũng đến thăm cơ sở sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Tám Trình (thành lập năm 1995). Chủ doanh nghiệp là người con thế hệ thứ 2 của những người Hà Nội vào đây khai phá từ cuối những năm 1970. Hiện nay, sản phẩm của doanh nghiệp được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới và là sản phẩm OCOP của huyện Lâm Hà và tỉnh Lâm Đồng.

Tại buổi làm việc của Đoàn công tác thành phố Hà Nội với lãnh đạo huyện Lâm Hà, ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà đã báo cáo khái quát 36 năm xây dựng và phát triển của địa phương; khẳng định, dưới sự lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng và sự giúp đỡ, động viên có hiệu quả từ thành phố Hà Nội, huyện Lâm Hà đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt công tác.

Đáng chú ý, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ huyện Lâm Hà 17 công trình, dự án tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, hạ tầng... với tổng mức đầu tư hơn 215,9 tỷ đồng. Các công trình này đã phát huy tối đa hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh địa phương.

Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà bày tỏ mong muốn, thời gian tới được thành phố Hà Nội hỗ trợ giống bò thịt 3B, giống gà mía; chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn; kết nối doanh nghiệp Hà Nội đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản của địa phương; hỗ trợ địa điểm trưng bày, quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP của huyện Lâm Hà tại Thủ đô Hà Nội.

Huyện Lâm Hà đạt nhiều thành tựu nhờ sự giúp đỡ của thành phố Hà Nội
Buổi làm việc của Đoàn công tác thành phố Hà Nội với lãnh đạo huyện Lâm Hà

Chúc mừng những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lâm Hà đã đạt được trong thời gian qua, với nhiều lĩnh vực thuộc nhóm dẫn đầu của tỉnh Lâm Đồng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong bày tỏ, Hà Nội tự hào vì có đóng góp cho những thành tựu ấy.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, chúng ta cùng nhau phối hợp để đưa sự hợp tác phát triển lên một giai đoạn mới, trong đó chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục để Lâm Hà phát triển toàn diện. Cần xây dựng mô hình điểm cho từng lĩnh vực, sau đó nhân rộng... Cần có Ngày Hà Nội ở Lâm Đồng và Lâm Hà, bởi chỉ có Hà Nội - Lâm Đồng mới hợp tác hình thành và phát triển một đơn vị hành chính cấp huyện tại vùng kinh tế mới như huyện Lâm Hà.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động