Hà Nội: Không bố trí, sử dụng tầng 1 nhà tái định cư cho thuê kinh doanh
Quyền lợi chính đáng của người dân được đặt lên hàng đầu | |
Hà Nội: Gỡ khó cho nhà tái định cư | |
Khẩn trương sửa chữa hệ thống thang máy tại nhà tái định cư G9 |
Theo đó, xét đề nghị của Sở Tài chính về việc quản lý tài sản là nhà sinh hoạt cộng đồng được bố trí từ phần diện tích nhà tầng 1 thuộc sở hữu nhà nước tại chung cư tái định cư, UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn sau khi tiếp nhận tài sản công là diện tích nhà tầng 1 thuộc sở hữu nhà nước tại chung cư tái định bố trí sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng, quản lý, sử dụng và kê khai, báo cáo theo chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước quy định.
Đồng thời, có trách nhiệm quản lý nhà sinh hoạt cộng đồng này theo đúng mục đích, không được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Khu Tái định cư NO1 Chùa Láng dù mới được đưa vào sử dụng nhưng đã có nhiều hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Tuấn Dũng. |
Trước đó, theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội được thành phố Hà Nội giao quản lý 148 tòa nhà tái định cư. Trong đó, diện tích kinh doanh tầng 1 là 56.937m2.
Trong đó, có một số toà nhà cho thuê kinh doanh bao gồm các toà nhà như: nhà N4CD (Trung Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân); tòa A2-A3-A4 Đền Lừ (Hoàng Mai); N14A Định Công (Hoàng Mai); N06 Pháp Vân- Tứ Hiệp; nhà N6C Trung Hòa- Nhân Chính; nhà B3 Nghĩa Đô- Dịch Vọng; N11B Dịch Vọng, Cầu Giấy; nhà tái định cư Xuân La; C10 Dịch Vọng; nhà A1, A2 Phú Thượng; nhà CT2-X2 - CT1- X2 Bắc Linh Đàm; nhà N14B, 14C Định Công; N1 Đồng Tàu…
Hiện nay mô hình, tổ chức hoạt động của các đơn vị quản lý vận hành còn nhiều bất cập, thiếu chuyên nghiệp, công tác tiếp nhận không đúng quy định, thiếu quy trình bảo trì nhà chung cư; việc đấu giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ triển khai chậm… đều là những tồn tại cần được giải quyết triệt để mới có thể giúp công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tái định cư đi vào nề nếp.
Về lâu dài, thành phố cũng cần thực hiện cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng.Qua đó tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để xây dựng nhà ở tái định cư theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46