Hà Nội: Gỡ khó cho nhà tái định cư
Khẩn trương sửa chữa hệ thống thang máy tại nhà tái định cư G9 | |
Kỳ cuối: Đâu là giải pháp? |
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay trên địa bàn thành phố có 168 nhà chung cư tái định cư đã được đưa vào sử dụng và 12 nhà chung cư thương mại có xen lẫn nhà tái định cư. Trước khi có Luật Nhà ở, trên địa bàn thành phố có 79 nhà chung cư tái định cư được đưa vào sử dụng do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý.
Khu Tái định cư NO1 Chùa Láng dù mới được đưa vào sử dụng nhưng đã có nhiều hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Tuấn Dũng. |
Giai đoạn này chưa có quy định về kinh phí bảo trì 2% cho nên những căn hộ được bán tại thời điểm này không có kinh phí bảo trì 2%. Đánh giá về nhà chung cư tái định cư trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mặc dù nhà tái định cư vẫn còn nhiều tồn tại nhưng đã hoàn thành sứ mệnh của mình đó là phục vụ cho các dự án lớn của thành phố.
Dẫu vậy, theo báo cáo của Sở Xây dựng, thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng và vận hành nhà tái định cư còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể là tình trạng hư hỏng kéo dài, hệ thống phòng cháy, chữa cháy không bảo đảm an toàn; nhiều căn hộ, diện tích tầng 1 bị sang nhượng, sử dụng trái quy định. Nhiều khu tái định cư bị xuống cấp, nhưng chậm được khắc phục, sửa chữa.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, tính đến nay đã có 14.822 căn hộ tái định cư đã được bố trí theo quyết định của thành phố, trong số này có 13.714 căn hộ đã nhận nhà, 796 căn hộ chưa nhận nhà, 312 căn hộ không sử dụng đúng đối tượng (nhận chuyển nhượng) |
Lý giải nguyên nhân việc chậm trễ này, đại diện Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho rằng, nhiều hạng mục cần sửa chữa vượt quá thẩm quyền của đơn vị. Công ty là đơn vị quản lý, chỉ có trách nhiệm tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các hộ dân kèm theo dự toán để báo cáo Sở Xây dựng xem xét quyết định, còn việc thực hiện như thế nào thì phải chờ ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước.
Không chỉ có những hạng mục lớn bị kéo dài thời gian sửa chữa, khắc phục, nhiều thiết bị hư hỏng nhẹ, như hệ thống bóng điện, dây cáp điện chiếu sáng cầu thang… cũng phải tổng hợp để xin ý kiến.
“Lâu nay công ty vẫn thu kinh phí bảo trì 30.000 đồng/ năm đối với các hộ tái định cư, nhưng nguồn thu này không đủ để chi trả cho kinh phí bảo dưỡng, bảo trì. Công ty cũng đã nhiều lần xin cơ chế hạch toán, thậm chí xin tự cân đối vào hoạt động kinh doanh của đơn vị nhưng cũng không được” – đại diện Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà cho biết.
Tuy nhiên, những khó khăn này sẽ sớm được tháo gỡ trong thời gian tới. Theo Quyết định số 18/2018 của UBND TP Hà Nội thì các đơn vị quản lý vận hành, Ban quản trị nhà chung cư tái định cư và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan có thể sử dụng nguồn thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu nhà nước tại các nhà chung cư phục vụ tái định cư để chi hỗ trợ bảo trì phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung của nhà chung cư phục vụ tái định cư.
Bên cạnh đó, việc bảo trì đối với phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung khác của nhà chung cư tái định cư ngoài các hạng mục được hỗ trợ, thì các chủ sở hữu nhà sử dụng kinh phí bảo trì 2%. Trường hợp kinh phí bảo trì 2% không đủ hoặc không có, các chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng góp theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Ðối với những hư hỏng đột xuất không nằm trong kế hoạch bảo trì hằng năm, thành phố cho phép Sở Xây dựng duyệt ứng vốn và tổ chức xử lý kịp thời để bảo đảm công tác quản lý, vận hành nhà chung cư hoạt động bình thường, an toàn cho người dân.
Những quy định mới tại Quyết định số 18 hy vọng là một giải pháp hữu hiệu góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, vận hành chung cư tái định cư hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, hiện nay mô hình, tổ chức hoạt động của các đơn vị quản lý vận hành còn nhiều bất cập, thiếu chuyên nghiệp, công tác tiếp nhận không đúng quy định, thiếu quy trình bảo trì nhà chung cư; việc đấu giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ triển khai chậm… đều là những tồn tại cần được giải quyết triệt để mới có thể giúp công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tái định cư đi vào nề nếp.
Về lâu dài, thành phố cũng cần thực hiện cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng.Qua đó tổ chức lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực để xây dựng nhà ở tái định cư theo quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20