Hà Nội: Học sinh hoàn thành việc nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10
Học sinh chịu trách nhiệm về các thông tin đã điền trong phiếu đăng ký dự tuyển và không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký.
Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, ngày 16/5, các cơ sở giáo dục chuyển phiếu đăng ký dự tuyển của học sinh về Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã. Trên cơ sở này, các Phòng GD&ĐT sẽ nhập dữ liệu tuyển sinh, in danh sách học sinh dự tuyển chuyển về cơ sở giáo dục.
Học sinh hoàn thành đăng ký dự tuyển vào lớp 10. (Ảnh minh họa) |
Từ ngày 23 đến ngày 26/5, các cơ sở giáo dục sẽ niêm yết công khai danh sách học sinh dự tuyển vào lớp 10. Để hạn chế sai sót, học sinh lưu ý rà soát, kiểm tra kỹ thông tin cá nhân trong danh sách, đặc biệt lưu ý đến nội dung nguyện vọng đã đăng ký, điểm ưu tiên... Nếu phát hiện có sai sót, học sinh báo cáo với giáo viên chủ nhiệm hoặc Ban giám hiệu nhà trường để được sửa chữa, bổ sung kịp thời.
Theo kế hoạch, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2022-2023 tại Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 18-19/6 với ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Thí sinh dự thi các môn chuyên làm bài thi từ chiều 19 đến hết ngày 20/6.
Trong số các bài thi nói trên, bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút; có nhiều mã đề thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 2 thí sinh liền kề không trùng mā đề, thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, kết quả bài thi của thí sinh trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình Trung học cơ sở hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. Đề thi môn Toán và Ngữ văn bảo đảm 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.
Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đưa vào diện xét tuyển những học sinh không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả thi và không có bài thi nào bị điểm 0.
Ngoài ra, học sinh cũng cần lưu ý về nguyên tắc xét tuyển vào trường THPT công lập tại Hà Nội năm học 2022-2023 để chủ động các phương án. Theo đó, nếu học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 thì sẽ không được xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.
Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 được xét tuyển nguyện vọng 2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 1 điểm. Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 được xét tuyển nguyện vọng 3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 2 điểm.
Khi hạ điểm chuẩn, các trường THPT công lập được phép nhận học sinh có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 đủ điều kiện trúng tuyển.
Năm học 2021-2022, dự kiến toàn Thành phố có khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp Trung học cơ sở (tăng khoảng 19.000 học sinh so với năm học 2020-2021). Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở, khoảng 60% số học sinh tuyển vào các trường THPT công lập, 21% số học sinh tuyển vào trường THPT ngoài công lập, 10% số học sinh tuyển vào Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và khoảng 9% số học sinh tham gia học nghề. Như vậy, năm học 2022-2023, dự kiến các trường THPT tuyển vào lớp 10 khoảng 104.000 học sinh (trong đó các trường công lập tuyển 77.000 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển khoảng 27.000 học sinh), tuyển vào Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên khoảng 12.900 học viên và tuyển vào các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp khoảng 12.100 học sinh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8
Xã hội 25/10/2024 18:13