Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của người dân Thủ đô đang ngày càng gia tăng. Mô hình chợ 4.0, tuyến phố thanh toán không tiền mặt, bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội… đã và đang được triển khai mạnh mẽ.
“Phủ sóng” thanh toán không dùng tiền mặt Nhân rộng mô hình thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế

Đến chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) những ngày này, người dân không khỏi ngạc nhiên khi phía trên từng quầy hàng đều được treo biển ghi đầy đủ thông tin về chủ hộ kinh doanh, mặt hàng và nhất là mã QR kèm số tài khoản thanh toán.

Các tiểu thương ở chợ hiện không còn phải “đau đầu” chuẩn bị tiền lẻ trả lại cho khách hàng, khách hàng cũng không cần mang theo tiền mặt đi chợ dù chỉ mua mớ rau, bìa đậu. Đó là nhờ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận lợi, đơn giản, giao dịch chỉ cần thông qua điện thoại thông minh.

“Chúng tôi không mất công sức hay gặp khó khăn trong quá trình tạo mã QR vì đã được cán bộ chính quyền hỗ trợ. Đây là hoạt động thực sự hữu ích”, bà Nguyễn Thị Lan, một tiểu thương tại chợ Ngọc Hà cho biết.

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt
Hầu hết các hộ kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Được biết, trên địa bàn quận Ba Đình, tỷ lệ gắn mã không dùng tiền mặt đối với các cơ sở kinh doanh đạt gần 100%. Đặc biệt tại các chợ dân sinh, 100% các hộ kinh doanh đã thực hiện gắn mã thanh toán không dùng tiền mặt, điều này đã hỗ trợ và tạo chuyển biến tích cực trong nhân dân về thói quen không dùng tiền mặt hàng ngày trên địa bàn.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Cồ Như Dũng, quận Ba Đình sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện kế hoạch thanh toán không dùng tiền mặt tại các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thương mại trên địa bàn quận. Khuyến khích hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận áp dụng giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt từ các nhà cung cấp dịch vụ uy tín bằng cách mở rộng và chấp nhận các hình thức thanh toán. Cụ thể như, thanh toán qua máy POS, thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động (tap to phone), qua phương tiện thanh toán điện tử…

Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng cho biết, với sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Quận ủy, UBND quận đến các đơn vị, đến nay quận Ba Đình đã hoàn thành kế hoạch triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận. Kết quả đạt được, hiện nay toàn quận đã có nhiều tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt với tỷ lệ 100% các cơ sở kinh doanh đã gắn mã thanh toán QR như phố Kim Mã, Văn Cao, Liễu Giai, Đào Tấn, Phan Đình Phùng… Công tác triển khai thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp trên toàn 14 phường.

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt
Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể trả tiền trong phút chốc.

Tại quận Hai Bà Trưng, các chợ dân sinh, các cửa hàng tạp hóa cũng đã được trang bị mã QR, không cần dùng tiền mặt, không cần thẻ, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể trả tiền trong phút chốc.

Chị Nguyễn Thu Trang (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) kể từ hơn 1 năm nay, số lần đi rút tiền mặt tại cây ATM của chị đếm trên đầu ngón tay bởi quanh khu nhà chị từ bà bán hoa quả đến bán thịt, cá đều nhận chuyển khoản, quét mã QR.

“Tôi rất thích cách thanh toán mới này. Trước đây, sau khi nhận lương trả vào tài khoản ngân hàng, tôi thường phải ra cây ATM để rút tiền mặt đi chợ mua bán. Nhưng nay, chỉ cần mang theo điện thoại là có thể đi chợ thoải mái, kể cả chỉ mua mớ rau, bìa đậu phụ giá vài nghìn đồng cũng có thể quét QR. Các ngân hàng hiện nay đều miễn phí giao dịch”, chị Trang chia sẻ.

Bà Đặng Thị Lành, tiểu thương ở chợ Mai Động cho biết, khách mua vài nghìn đồng cũng muốn chuyển khoản, nhất là các bạn trẻ. “Chúng tôi đang dần quen với hình thức thanh toán bằng cách quét mã QR chuyển khoản. Việc này mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất là không lo nguy cơ tiền giả, thứ hai là không mất thời gian tìm tiền trả lại, càng không cần phải cầm nhiều tiền mặt. Thậm chí, bây giờ cửa hàng nào không nhận chuyển khoản, thì một số khách chọn sang hàng khác mua. Việc thu tiền về luôn tài khoản cũng thuận tiện cho chúng tôi trong việc trả tiền hàng cho các mối giao buôn”, bà Lành cho hay.

Nhiều người buôn bán tại các cửa hàng mặt phố như Phố Huế, Bạch Mai, Thanh Nhàn,… cũng nói tỷ lệ thanh toán không tiền mặt đang ngày càng phổ biến. Ghi nhận cho thấy, hầu hết các cửa hàng đều đặt bảng mã QR hoặc thông tin chuyển khoản để khách hàng có thể thanh toán, từ ly nước trà, cái bánh, gội đầu, cho tới viên thuốc… Ngoài ra, nhiều bạn trẻ cũng sử dụng các loại ví điện tử như MoMo, ShopeePay… để thanh toán rất tiện lợi.

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt
Nhân viên ngân hàng hướng dẫn tiểu thương sử dụng mã QR.

Nhằm từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi chi tiêu tại chợ theo hướng phát triển văn minh, hiện đại, Ban Quản lý chợ quận Tây Hồ cũng đã vận động, khuyến khích tiểu thương sử dụng mã thanh toán QR để thuận tiện cho việc mua bán hàng hóa.

Qua ghi nhận tại chợ Xuân La (quận Tây Hồ), các hộ kinh doanh và khách hàng có thể mua bán hàng hóa bằng cách quét mã QR hay chuyển tiền qua số điện thoại trên các ứng dụng nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng thông qua ứng dụng của các ngân hàng trong đó có ngân hàng Agribank.

Phó Trưởng Ban Quản lý chợ quận Tây Hồ Hoa Xuân Thuận cho biết: “Quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng”.

Kinh doanh tại chợ Xuân La nhiều năm và đã thực hiện đăng ký dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, một số hộ kinh doanh cho biết: Việc thanh toán bằng mã QR rất tiện lợi và đem lại sự an toàn cho cả khách hàng và người bán.Với dịch vụ này, bà không cần chuẩn bị tiền lẻ để trả lại cho khách như cách dùng tiền mặt vì người mua chỉ cần nhập đúng số tiền cần chi trả trên ứng dụng.

Để phấn đấu 100% hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quận thực hiện quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian tới, Ban Quản lý chợ quận Tây Hồ phối hợp ngân hàng Agribank tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh và người mua hàng tại các chợ trên địa bàn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, dần hình thành thói quen mua bán hàng hóa theo hướng văn minh - hiện đại.

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ở Hà Nội tăng mạnh.

Có thể thấy, việc thanh toán không dùng tiền mặt được nhân rộng ở khắp nơi và trong mọi lĩnh vực trên địa bàn Hà Nội. Thực tế, có rất nhiều hoạt động được thành phố triển khai như: “Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội” (trong đó có các hoạt động như ngày vàng khuyến mại, sự kiện online xuống phố, ngày hội tiêu dùng 4.0, Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight Sale,...), sự kiện ngày kinh doanh thương mại điện tử, triển khai vận hành có hiệu quả website bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội…

Hiện các ngân hàng cũng đều có nhiều chính sách, giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng số, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng này. Các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR...

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho thấy, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch điện tử ước đạt 45%; tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước không dùng tiền mặt đạt 96,67%; tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 99,9%...

Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong tiến trình tiến tới kinh tế số, xây dựng thành phố thông minh. Với sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp cùng các cấp, các ngành của thành phố sẽ từng bước xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số... góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại - một Thủ đô xanh, thanh bình và thịnh vượng.
Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Ngăn chặn việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng

Ngăn chặn việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng

(LĐTĐ) Chiều 23/11, giải trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề cập đến vấn đề giảm thao túng, giảm sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng được nhiều đại biểu nêu.
Siết chi tiêu cho tăng lương

Siết chi tiêu cho tăng lương

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024. Theo Nghị quyết, tổng số thu ngân sách Trung ương là 852.682 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 848.305 tỷ đồng.
Giảm thuế VAT để “cứu” doanh nghiệp trong ngắn hạn

Giảm thuế VAT để “cứu” doanh nghiệp trong ngắn hạn

(LĐTĐ) Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15, Bộ Tài chính cho rằng, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
Việt Nam hưởng lợi gì khi tham gia thuế tối thiểu toàn cầu?

Việt Nam hưởng lợi gì khi tham gia thuế tối thiểu toàn cầu?

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc ban hành Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu là xác định quyền đánh thuế của Việt Nam và mang lại lợi ích cho đất nước.
TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025

TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề xuất Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua việc tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025 từ dự kiến nguồn thu tăng thêm của ngân sách.
“Gỡ khó” về vốn cho thị trường bất động sản

“Gỡ khó” về vốn cho thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Nguồn vốn cho thị trường bất động sản đến từ nhiều kênh; trong đó, tín dụng là một kênh quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi các kênh huy động vốn như trái phiếu doanh nghiệp… đang gặp nhiều khó khăn.
Thêm công cụ bảo vệ người mua bảo hiểm

Thêm công cụ bảo vệ người mua bảo hiểm

(LĐTĐ) Để tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2023/TT-BTC (Thông tư 67) hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Thông tư 67 có nhiều điểm mới, được kỳ vọng trong thời gian tới, chất lượng tư vấn bảo hiểm nói chung và của các tổ chức tín dụng nói riêng sẽ được nâng cao, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Lãi suất hạ sâu, doanh nghiệp vẫn kêu khó

Lãi suất hạ sâu, doanh nghiệp vẫn kêu khó

(LĐTĐ) Sau khi mặt bằng lãi suất huy động liên tục phá đáy, các ngân hàng thương mại ồ ạt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn cũng như đón đầu nhu cầu vốn tăng cao nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh mùa cao điểm cuối năm, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn kêu khó.
Trái phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn?

Trái phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn?

(LĐTĐ) Dịp cuối năm, các ngân hàng đang gia tăng phát hành trái phiếu với lãi suất chào bán cao hơn 1-2%/năm so với lãi suất tiết kiệm niêm yết kỳ hạn 12 tháng.
Thuế thu nhập cá nhân: Đã đến lúc điều chỉnh?

Thuế thu nhập cá nhân: Đã đến lúc điều chỉnh?

(LĐTĐ) Trước tình hình kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa leo thang, thì thuế thu nhập cá nhân vẫn “đứng im”. Nhiều người cho rằng, điều chỉnh tăng lương cơ sở chỉ đủ để bù vào thuế.
Xem thêm
Phiên bản di động