Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Sáng 9/4, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn tham dự và chủ trì hội thảo.
Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam Vốn tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân như thế nào?

Đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực nông thôn

Chia sẻ tại hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh, từ khi thành lập năm 1993 đến nay, hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã đã lớn mạnh không ngừng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tính đến cuối năm 2024, hệ thống này bao gồm Co-opBank và 1.180 Quỹ tín dụng nhân dân với tổng tài sản hơn 253.000 tỷ đồng, hoạt động tại 57/63 tỉnh, thành phố, phục vụ gần 2 triệu thành viên là cá nhân, hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa.

Nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết, cấp bách
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Luật Các tổ chức tín dụng 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, một lần nữa khẳng định mô hình hợp tác xã là nền tảng hoạt động của Co-opBank và Quỹ tín dụng nhân dân.

Theo đó, Co-opBank giữ vai trò ngân hàng của toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, là đầu mối điều tiết vốn và hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra là làm thế nào để hệ thống này hoạt động an toàn, tuân thủ tôn chỉ, mục đích, đồng thời phát huy hiệu quả thực tiễn.

Trên cơ sở đó, Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn đề nghị đánh giá toàn diện cả về lý luận và thực tiễn mô hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã, qua đó đề xuất giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số và gia tăng cạnh tranh.

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank cho biết, tại Việt Nam, hệ thống Quỹ tín dụng nhân được thành lập từ năm 1993 theo Quyết định 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển mô hình tín dụng hợp tác kiểu mới, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn.

Năm 2001, hệ thống đã được tái cấu trúc mô hình hoạt động sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

Đến năm 2013 tiếp tục tái cấu trúc mô hình theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Hợp tác xã 2012, chuyển đổi Quỹ tín dụng Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã, theo đó, tổ chức tín dụng theo mô hình hợp tác xã ở Việt Nam gồm Ngân hàng Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân.

Nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết, cấp bách
Ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank chia sẻ tại hội thảo.

Trong đó, Ngân hàng Hợp tác xã là ngân hàng đầu mối của gần 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân trên cả nước, chăm sóc hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, phát triển ổn định theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu tín dụng cho gần 2 triệu thành viên trên địa bàn 57/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu là địa bàn nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu vùng xa, trong đó có các đối tượng yếu thế nhằm tương trợ cộng đồng, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống, hạn chế nạn tín dụng đen, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Tăng vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, trải qua 30 năm phát triển và 25 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 57, đến nay về cơ bản, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động ổn định, lành mạnh. Tuy bên cạnh đó vẫn có một số Quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn vừa qua rời xa tôn chỉ, mục đích dẫn đến những vi phạm, tồn tại trong hoạt động, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn và an toàn của hệ thống.

Ngân hàng Nhà nước cùng Ngân hàng Hợp tác xã và các đơn vị liên quan đã dành nhiều thời gian và nguồn lực tham gia tái cơ cấu, xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém nhằm giữ vững ổn định, an toàn hệ thống.

Hệ lụy mà các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém để lại vẫn còn rất lớn, các khoản cho vay hỗ trợ Quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Hợp tác xã đến nay vẫn chưa thể thu hồi được hết, có nguy cơ mất vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ an toàn của Ngân hàng Hợp tác xã.

Nhưng với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Hợp tác xã, hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng hoạt động và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với Ngân hàng Hợp tác xã trong giai đoạn từ 2015-2024.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân gấp 1,1 lần so với Ngân hàng Hợp tác xã về số tương đối nhưng gấp 4 lần so với Ngân hàng Hợp tác xã về số tuyệt đối; Vốn điều lệ của các Quỹ tín dụng nhân dân là 7.856 tỷ đồng, tăng 157,51%, trong khi vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã là 3.029 tỷ đồng chỉ tăng 0,97%; tổng tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân là hơn 192.000 tỷ đồng trong khi tổng tài sản của Ngân hàng Hợp tác xã mới gần 62.000 tỷ đồng; Mạng lưới hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân tại địa bàn 57/63 tỉnh, thành phố trong khi mạng lưới của Ngân hàng Hợp tác xã chỉ gồm 32 chi nhánh và 66 phòng giao dịch hoạt động tại địa bàn 32/63 tỉnh thành phố cả nước.

Trong thời gian tới, trọng trách và nhiệm vụ của Ngân hàng Hợp tác xã đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân là rất lớn và nặng nề, trong khi năng lực tài chính của Ngân hàng Hợp tác xã còn rất hạn chế, mức vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã xấp xỉ mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng, thấp nhất trong hệ thống ngân hàng, chưa bằng 1/15 so với các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và chỉ bằng 38,5% vốn điều lệ và 1,5% tổng tài sản của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

Ông Nguyễn Quốc Cường biết, xuất phát từ thực trạng và yêu cầu đặt ra, có thể thấy việc tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã là cần thiết, cấp bách đáp ứng yêu cầu hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã, thực hiện tốt sứ mệnh, chức trách, nhiệm vụ được giao.

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV chia sẻ tại hội thảo.

Nêu ý kiến tham luận tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, tổ chức tín dụng là hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã khẳng định là kênh huy động và dẫn vốn hiệu quả, trực tiếp khai thác nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư và cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Theo ông Lực, việc huy động và cung ứng vốn thông qua tổ chức tín dụng là hợp tác xã không chỉ góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn mà còn thúc đẩy các chương trình nông thôn mới, tạo việc làm và giảm nghèo bền vững tại địa phương. Đặc biệt, hệ thống này góp phần đáng kể vào việc giảm tín dụng đen, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, nơi người dân còn khó tiếp cận vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, nghịch lý đang tồn tại là mạng lưới rộng khắp nhưng quy mô tổ chức tín dụng là hợp tác xã lại rất nhỏ bé trong hệ thống ngân hàng, tổng tài sản của hệ thống chỉ chiếm 1,15%, vốn điều lệ chiếm 0,73% toàn ngành ngân hàng.

Dư nợ tín dụng của các Quỹ tín dụng nhân dân giai đoạn 2022-2024 tăng trưởng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Chỉ khoảng 10% hợp tác xã tiếp cận được vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, và chưa đến 1% hợp tác xã vay vốn từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp.

Ông Cấn Văn Lực cho rằng, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thiếu tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh chưa khả thi và năng lực quản lý còn hạn chế. Bản thân các tổ chức tín dụng là hợp tác xã cũng đang gặp không ít khó khăn: Công nghệ lạc hậu, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, tính liên kết hệ thống lỏng lẻo.

Cùng với đó, một số Quỹ tín dụng nhân dân tại địa phương hoạt động kém hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản do tỷ lệ cho vay/huy động cao. Công tác kiểm soát nội bộ yếu, chưa phát hiện kịp thời vi phạm, trong khi năng lực quản trị và đạo đức nghề nghiệp tại một số nơi còn hạn chế.

Tuệ Lâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, đơn vị phối hợp với các ngân hàng và Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kỳ tháng 5/2025 qua tài khoản cá nhân và tiền mặt tới người hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày mai (26/4).
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.
Đề xuất cơ quan nhà nước được thuê nhà ở xã hội cho công chức ở

Đề xuất cơ quan nhà nước được thuê nhà ở xã hội cho công chức ở

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định cơ quan nhà nước được thuê nhà ở xã hội để bố trí cho công chức của mình ở, nhất là tại các địa phương thực hiện sáp nhập, tạo thuận lợi cho việc thực thi công vụ của các đối tượng này.
Tự hào quê hương "chiếc gậy Trường Sơn"

Tự hào quê hương "chiếc gậy Trường Sơn"

Ứng Hòa - mảnh đất kiên cường trong kháng chiến, nơi có phong trào "Chiếc gậy Trường Sơn" nổi tiếng, từng được chọn là an toàn khu của Thủ đô Hà Nội. Những ngày này, trên khắp các nẻo đường tại Ứng Hòa (Hà Nội) đang tràn ngập không khí hân hoan hướng về kỷ niệm trọng đại - 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng thời, nhiều sự kiện được tổ chức nằm tri ân những cựu chiến binh cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu Công an nhân dân tiêu biểu từng trực tiếp tham gia kháng chiến.
Ứng Hòa: Hơn 97% cử tri đồng thuận về tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp

Ứng Hòa: Hơn 97% cử tri đồng thuận về tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp

Ứng Hòa (Hà Nội) vừa ghi nhận kết quả nổi bật trong công tác triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, đó là sự đồng thuận rất cao của cử tri đối với phương án sáp nhập và đặc biệt là tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
“Địa chỉ đỏ” Hỏa Lò thu hút du khách dịp 30/4 - 1/5

“Địa chỉ đỏ” Hỏa Lò thu hút du khách dịp 30/4 - 1/5

Trong những ngày tháng tư lịch sử, nhân dân cả nước đều hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì những di tích lịch sử gắn liền với cách mạng như Nhà tù Hỏa Lò đang là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tới tham quan. Nếu bạn chưa biết nên đi đâu, làm gì vào dịp 30/4 này, sao không thử ghé "địa chỉ đỏ" này nhỉ?

Tin khác

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể và nền kinh tế số đang mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, việc chưa nắm rõ các quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế khiến nhiều hộ, cá nhân rơi vào tình huống vi phạm pháp luật mà không hay biết.
Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Bộ Tài chính yêu cầu hoàn tất quyết toán ngân sách năm 2024 đúng thời hạn, tổ chức bàn giao đầy đủ, nguyên trạng các nguồn lực tài chính.
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. Đây là dự án luật quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển kinh tế.
NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ.
Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Sáng nay (11/4), tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN). Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng chủ trì Hội nghị.
Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục có những định hướng chính sách để cân bằng trong thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu các công ty khoáng sản tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 2/4 sau thông tin Việt Nam phát hiện ra 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Quy định mới nhất về giá điện

Quy định mới nhất về giá điện

Theo quyết định của Chính phủ vừa ban hành, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.
Xem thêm
Phiên bản di động