Hà Nội có trên 160 nghìn người lao động chịu tác động bởi dịch bệnh
Sát cánh cùng người lao động vượt qua khó khăn | |
Dồn sức giúp người lao động vượt khó khăn | |
Tặng 88 suất trợ cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 |
Theo thống kê chưa đầy đủ của các cấp Công đoàn Hà Nội, đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 4.179 đơn vị, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid- 19, với 161.268 người lao động bị chịu tác động, mất việc làm, thiếu việc làm (có 19.335 công nhân bị mất việc làm; có 141.933 công nhân lao động thiếu việc làm); trong đó có 1.049 doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, số các doanh nghiệp dừng hoạt động có chiều hướng gia tăng. Cùng đó, các trường học tư thục, cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19, với gần 40.000 cán bộ, giáo viện, người lao động bị ảnh hưởng đến thu nhập.
Để san sẻ khó khăn với người lao động, các cấp công đoàn Thành phố đã tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ cho 58.584 trường hợp công nhân viên chức lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19. Trong đó, LĐLĐ Thành phố trích từ nguồn ngân sách Công đoàn Thành phố hỗ trợ 1.590 trường hợp đoàn viên công đoàn thuộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các cơ sở giáo dục ngoài công lập bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, mất việc làm do dịch bệnh Covid-19, mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người với tổng số tiền là 1,590 tỷ đồng; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ 8.704 trường hợp và công đoàn cơ sở hỗ trợ 48.290 trường hợp công nhân viên chức lao động với mức 500.000 đồng/người.
LĐLĐ huyện Ba Vì trao quà hỗ trợ cho người lao động khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh minh họa. |
Nhằm tiếp tục quan tâm chăm lo cho đội ngũ công nhân viên chức bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo thành phố Hà Nội đối với giai cấp công nhân và người lao động Thủ đô, góp phần ổn định quan hệ lao động, an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố; Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố Hà Nội có một số kiến nghị và đề xuất với Thành phố.
Trước hết, LĐLĐ Thành phố đề nghị Thành phố có chính sách hỗ trợ về thu nhập cho công nhân lao động các doanh nghiệp; đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động các trường học ngoài công lập trên địa bàn Thành phố bị ảnh hưởng do dịch Covid-19; đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động; công nhân lao động có cả hai vợ chồng đều bị mất việc làm; nữ công nhân lao động trực tiếp đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mất việc làm...
Cùng đó, LĐLĐ Thành phố đề nghị Thành phố chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Thành phố hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho công nhân lao động bị mất việc làm, giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tạo điều kiện gia hạn thời gian làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với công nhân lao động bị cách ly hoặc vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh nên bị quá thời hạn, được giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
LĐLĐ Thành phố đề nghị Thành phố có chính sách hỗ trợ công nhân viên chức lao động bị nhiễm dịch bệnh Covid-19 phải điều trị, hỗ trợ công nhân viên chức lao động bị cách ly tập trung hoặc cách ly tại gia đình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, để bù đắp thu nhập.
Đặc biệt, LĐLĐ Thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội sớm ban hành văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các Sở, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động, tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng ảnh hưởng dịch bệnh để cắt giảm quyền lợi của người lao động, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; phối hợp với tổ chức Công đoàn nhằm ổn định quan hệ lao động trên địa bàn; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với công nhân lao động bị ngừng việc, mất việc do dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố đề nghị Thành phố tạo điều kiện có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; đồng thời xem xét chính sách giãn thuế, hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19, để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực phục vụ cho việc tái cơ cấu sản xuất kinh doanh và chi trả tiền lương, các chế độ khác trong thời gian người lao động ngừng việc, sớm ổn định việc làm, đời sống và thu nhập cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Hoạt động 05/11/2024 09:14
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Hoạt động 05/11/2024 09:07
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Hoạt động 05/11/2024 06:38
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc
Công đoàn 04/11/2024 09:36
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20