Hà Nội chung tay chống rác thải nhựa trong sản xuất và tiêu dùng
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại lễ ra quân toàn quốc chống rác thải nhựa | |
Người dân Thủ đô hào hứng chung tay chống rác thải nhựa | |
Lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa |
Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất nhựa, các sản phẩm từ nhựa, 24 trung tâm thương mại, 140 siêu thị, 454 chợ, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm, 123 chuỗi, gần 800 cửa hàng trái cây...
Trong đó, nhựa dùng trong sản xuất bao bì hiện đang phục vụ nhu cầu cho khoảng 1000 cơ sở sản xuất các mặt hàng tiêu dùng.
Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối tiêu dùng đều sử dụng các loại túi ni lông khó phân hủy để phục vụ nhu cầu khách hàng; tình trạng các sản phẩm bao gói thực phẩm khó phân hủy được bày bán ở các siêu thị, cửa hàng, các hộ kinh doanh trong chợ rất phổ biến.
Hội nghị “Phát động chung tay hành động chống rác thải nhựa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng” với sự tham gia của gần 200 doanh nghiệp |
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: “Qua nắm bắt tại một số chợ, hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố, khối lượng rác thải từ ni lông và rác thải có nguồn gốc từ nhựa là rất lớn. Đặc biệt là tại các chợ dân sinh tình hình sử dụng túi ni lông vô cùng phổ biến, còn ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại rác thải có nguồn gốc từ nhựa thường là sản phẩm đã được bao gói, đóng gói sẵn từ khâu sản xuất, phân phối bán buôn ra thị trường”.
Nhận thức được tầm quan trọng của rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, hiện nay một số doanh nghiệp sản xuất, phân phối trên địa bàn thành phố đã thực hiện sản xuất, sử dụng túi tự hủy sinh học, các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh thay thế cho việc sử dụng túi ni lông và các vật dụng từ nhựa khó phân hủy.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Phương Lan, các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa có giá thành rẻ, tiện lợi và nhiều ưu điểm khác nên được sản xuất khối lượng rất lớn, phân phối rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó gây phát thải túi ni lông và các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa ra môi trường ngày càng tăng.
Đại diện các doanh nghiệp đã ký cam kết phòng chống rác thải nhựa trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng |
Bà Trần Thị Phương Lan cũng cho rằng: “Việc chuyển đổi từ sử dụng các sản phẩm túi ni lông khó phân hủy sang túi ni lông thân thiện môi trường của các doanh nghiệp phân phối tiêu dùng sẽ gặp nhiều khó khăn do giá thành của túi ni lông thân thiện với môi trường đắt gấp nhiều lần so với túi ni lông khó phân hủy. Mặt khác, doanh nghiệp sản xuất cũng có tâm lý e ngại khi sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm vào thời gian đầu khi mà việc sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường chưa trở thành bắt buộc”.
Hội nghị cũng đã được lắng nghe nhiều tham luận của các đơn vị, doanh nghiệp. Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp đã ký cam kết phòng chống rác thải nhựa và ký Biên bản ghi nhớ giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các đơn vị phân phối tiêu dùng cũng đã cam kết sẽ đề ra các giải pháp tiến tới thay thế 100% các sản phẩm thân thiện môi trường phục vụ nhu cầu người dân. Đồng thời kết hợp với các nhà cung cấp dần thay thế các sản phẩm bao gói, màng bọc thân thiện với môi trường khi cung cấp vào siêu thị, cửa hàng, tiến tới sau năm 2020 chỉ nhập vào bán các sản phẩm có bao gói thân thiện môi trường.
Cũng tại Hội nghị, các đơn vị tham gia đã được tham quan các gian hàng bày bán các mô hình, sản phẩm thân thiện với môi trường như: túi thân thiện môi trường, ống hút thân thiện môi trường, rau bọc lá chuối, cốc, bát làm từ các vật liệu dễ phân hủy…
Các gian hàng, mô hình, sản phẩm thân thiện với môi trường được nhiều người thích thú |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Doãn Toản – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đánh giá cao những đơn vị đã tích cực tham gia phát động chống rác thải nhựa, mong rằng trong thời gian tới các khối công nghiệp, tiêu dùng sẽ hưởng ứng mạnh mẽ hơn nữa phong trào chống rác thải nhựa.
Đồng thời, Phó chủ tịch UBND Thành phố cũng có những ý kiến chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp chủ động tham mưu cho thành phố 4 mục tiêu quan trọng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa đổi với môi trường; Xây dựng chính sách, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm, bao bì, đóng gói thân thiện với môi trường; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng và dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy, sử dụng 1 lần; Nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ tiên tiến để tái chế chất nhựa khó phân hủy để chuyển sang công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tiêu dùng 28/10/2024 20:30
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10
Tiêu dùng 26/10/2024 15:37
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến
Tiêu dùng 25/10/2024 21:00
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô
Tiêu dùng 24/10/2024 21:49
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít
Tiêu dùng 24/10/2024 15:42
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Tiêu dùng 20/10/2024 13:08
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng
Tiêu dùng 19/10/2024 15:07
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Tiêu dùng 15/10/2024 11:52
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10
Tiêu dùng 11/10/2024 22:33
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh
Tiêu dùng 11/10/2024 17:07