Hà Nội: Chủ động trong quản lý, thanh kiểm tra công tác an toàn thực phẩm
Xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống vi phạm an toàn thực phẩm Quận Tây Hồ: Nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm cho phụ nữ |
Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, hiện Thành phố có 76.807 cơ sở thực phẩm. Công tác quản lý ATTP, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả giúp phòng tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm cho người dân.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà kiểm tra công tác ATTP tại Khách sạn Quân đội - số 1A Nguyễn Tri Phương. |
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, ngành Y tế Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, giám sát ATTP tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; tiến hành kiểm tra giám sát thực tế tại 46 cơ sở dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố; thường trực, thành lập các đoàn kiểm tra giám sát công tác đảm bảo ATTP phục vụ các sự kiện quan trọng của Thành phố và đất nước.
Đồng thời, kiểm tra giám sát điều kiện ATTP, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học thuộc 5 quận và 5 huyện trên địa bàn Thành phố, gồm: Long Biên, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Đông Anh, Quốc Oai, Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng và truy xuất nguồn gốc rau củ quả cung cấp cho bếp ăn tập thể trường học tại 9 cơ sở.
Ngành Y tế Hà Nội triển khai hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kiểm tra giám sát định kỳ tiến độ duy trì thực hiện mô hình nâng cao năng lực tự quản lý ATTP bếp ăn tập thể trường học tại 10 quận, huyện, gồm: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Thanh Xuân, Gia Lâm, Thanh Trì, Mê Linh, Ba Vì...
Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội tập huấn bồi dưỡng các văn bản quản lý nhà nước về ATTP cho Ban Chỉ đạo công tác ATTP các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; tập huấn kiến thức ATTP cho Ban Chỉ đạo công tác ATTP tại quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm; bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng trong quản lý nhà nước về phát triển đô thị, kinh nghiệm làm việc ở các nước tiên tiến xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển đô thị xanh thông minh hiện đại gắn với chuyển đổi số.
Liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính về ATTP, trong 5 tháng đầu năm 2023, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã thực hiện cấp 226 giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, cấp 576 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tiếp nhận 2.004 bản tự công bố sản phẩm ngành Y tế quản lý…
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cũng cho biết, Thành phố tổ chức 3 đoàn thanh, kiểm tra hậu kiểm ATTP theo kế hoạch; 2 đoàn truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn tập thể tại 5 quận, 5 huyện; tổ chức các đoàn giám sát mô hình điểm về ATTP tại các quận, huyện. Cụ thể, tiến hành thanh, kiểm tra 206 cơ sở thực phẩm (thanh tra 76 cơ sở, kiểm tra 130 cơ sở), phát hiện và xử lý vi phạm 38 cơ sở với tổng số tiền hơn 500.000.000 đồng.
Từ nay đến cuối năm, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai công tác thanh tra, kiểm tra ATTP tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, sẽ tập trung công tác hậu kiểm cơ sở thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý, kiểm tra đột xuất, kiên quyết xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực ATTP theo quy định; tổ chức kiểm tra giám sát định kỳ các mô hình điểm: Tuyến phố dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có kiểm soát, kiểm soát ATTP tại bữa cỗ tập trung đông người, đảm bảo ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Cùng với đó, tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện mô hình “Đánh giá thực trạng ATTP và truy xuất nguồn gốc đối với bếp ăn tập thể khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất năm 2023”; xây dựng kế hoạch và tổ chức mua mẫu thị trường, xét nghiệm mẫu đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, cảnh báo cộng đồng.
Song song với đó, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kiến thức về ATTP theo các chuyên đề: Bữa ăn tập thể trường học; bữa cỗ tập trung đông người; thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ năng giám sát tư vấn các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố...
Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế đẩy mạnh tuyên truyền về công tác ATTP tại cơ sở, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng. Ðối với người tiêu dùng, nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm, cần thận trọng trong lựa chọn thực phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc, bảo đảm an toàn để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ban Chấp hành LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khóa XIX, tổ chức kỳ họp thứ 6
Hà Nội: Hỗ trợ kịp thời người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô
Tin khác
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4
Y tế 19/09/2024 16:23
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng
Y tế 19/09/2024 12:44
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024
Y tế 18/09/2024 09:19
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi
Y tế 17/09/2024 18:43
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện
Y tế 17/09/2024 18:01
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ
Y tế 17/09/2024 13:41
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão
Y tế 17/09/2024 09:21
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái
Y tế 16/09/2024 18:15
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi
Y tế 16/09/2024 16:28
Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ
Y tế 16/09/2024 16:23