Hà Nội: Bàn giải pháp ngăn dịch Covid-19 xâm nhập bệnh viện
Sáng 22/8, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ y tế; đại diện lãnh đạo các bệnh viện và cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn nhằm thảo luận các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Sàng lọc kỹ để phát hiện kịp thời
Báo cáo tại cuộc họp, bà Trần Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có 111 bệnh viện, trong đó có 41 bệnh viện công lập, 39 bệnh viện ngoài công lập, 31 bệnh viện Trung ương, bộ, ngành đóng trên địa bàn và 3.587 phòng khám tư nhân với đầy đủ các hình thức tổ chức hành nghề từ đa khoa đến chuyên khoa.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu kết luận cuộc họp |
"Trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19, bệnh viện là nơi khám, sàng lọc, phát hiện sớm, điều trị các ca bệnh, giúp ngăn chặn, khống chế dịch bệnh. Bệnh viện cũng là nơi nguy cơ lây nhiễm và phát tán dịch bệnh. Bệnh viện không chỉ đối phó với dịch bệnh Covid-19 mà còn đối mặt với các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp khác đang tiềm ẩn trong cộng đồng như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu…Chính vì vậy, bệnh viện cần được quan tâm hàng đầu trong việc đối phó với dịch bệnh Covid-19", bà Nhị nói.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh. Sở cũng đã thành lập 4 đoàn kiểm tra để kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các bệnh viện trực thuộc. Đến nay đã kiểm tra 46/80 bệnh viện trực thuộc, trong đó có 30/41 bệnh viện công lập, 16/39 bệnh viện tư nhân. Kết quả có 36/46 bệnh viện an toàn, 7/46 bệnh viện an toàn ở mức thấp. Đoàn kiểm tra cũng phát hiện 3/46 bệnh viện không an toàn, chủ yếu là các nhóm bệnh viện chuyên khoa mắt ngoài công lập. Ngay sau kiểm tra, Sở Y tế đã yêu cầu các bệnh viện dừng hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để khắc phục.
Tại cuộc họp, đại diện nhiều bệnh viện trên địa bàn bày tỏ tin tưởng vào năng lực phòng chống dịch của Hà Nội, đồng thời đánh giá cao hiệu quả trong công tác xét nghiệm, phát hiện cách ly sớm người bệnh, khoanh vùng xử lý điểm dịch của thành phố.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Nhị Hà báo cáo tại cuộc họp |
GS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương cho rằng, nếu các bệnh viện chủ quan trong phòng chống dịch thì sẽ rất vất vả trong việc dập dịch. Vì vậy, nếu sàng lọc kỹ các bệnh nhân ngay từ khi vào khám bệnh thì số người phải xét nghiệm sẽ giảm đi rất nhiều. “Một bệnh nhân trong 8-9 ngày đi khắp các khoa trong viện, sao xét nghiệm SASR-CoV-2 lại không biết? Vì vậy, tôi rất khắt khe ở khu sàng lọc, nên rất nhiều người khó chịu. Chống dịch như chống giặc mà để giặc vào nhà thì chết dở, nên phải nghiêm túc”, ông Cường nói.
TS. BS Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Đơn vị chúng tôi có nhiều bệnh nhân với bệnh lý nền, chạy thận nhân tạo, người cao tuổi… vì vậy, bệnh viện luôn quan tâm đến an toàn dịch bệnh, từ người lao động đế nhân viên y tế ở tất cả các khâu, nhất là vấn đề sàng lọc. Những bệnh nhân có nguy cơ bệnh viện sẽ tiến hành chụp Xquang ngay tại chỗ để kiểm tra, điều trị kịp thời.
Lãnh đạo bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, để đảm bảo công tác phòng chống dịch và tiêu chí bệnh viện an toàn, thời gian qua, bệnh viện đã thực hiện sàng lọc, phân luồng, phân tuyến bệnh nhân và có khu cách ly, điều trị riêng biệt đối với bệnh nhân có triệu chứng, nghi ngờ mắc Covid-19… Đồng thời cũng tổ chức tập huấn, thông tin báo cáo theo hướng dẫn của Bộ và Sở Y tế.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo bệnh viện Thanh Nhàn, là một trong những đơn vị triển khai xét nghiệm, nếu với bệnh viện chuyên khoa việc sàng lọc, xét nghiệm sẽ đơn giản hơn nhưng với bệnh viện đa khoa có nhiều bệnh nhân với nhiều triệu chứng lâm sàng nên chỉ sàng lọc được qua xét nghiệm, với trường hợp không có dịch tễ hay là đối tượng F1, F2 thì những trường hợp khác làm xét nghiệm và thanh toán sẽ đặt ra như thế nào? Và có cơ chế nào đối với bệnh nhân chưa đủ điều kiện thanh toán bảo hiểm?
Lãnh đạo bệnh viện Thanh Nhàn phát biểu tại cuộc họp |
Đáng chú ý, nhiều bệnh viện mong muốn Chính quyền Hà Nội phối hợp trong việc kiểm soát nguồn lây nhiễm đối với những người kinh doanh hàng quán, dịch vụ, cò mồi … xung quanh bệnh viện. Đồng thời kiến nghị Bộ Y tế tiếp tục tăng cường hỗ trợ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xét nghiệm tại những cơ sở chưa đủ khả năng xét nghiệm.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các bệnh viện
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý nhấn mạnh, Hà Nội luôn xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. "Bệnh viện là nơi phát hiện sớm, điều trị và giúp ngăn chặn các ca bệnh không lây lan. Song, bệnh viện cũng chính là nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nếu dịch bệnh phát tán trong nơi này, thậm chí là dễ lây lan trong cộng đồng", ông Quý nói.
Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý đánh giá, thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên còn có những nơi có trường hợp dương tính, thậm chí có nơi có nguy cơ lây nhiễm như: Bệnh viện Hồng Ngọc, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thận Hà Nội, bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, bệnh viện E, bệnh viện Thanh Nhàn… “Khi có ca nhiễm trong bệnh viện, sẽ có hàng nghìn người liên quan đến các ca bệnh”, ông Quý nói và cho biết bài học tại bệnh viện Đà Nẵng đã lây lan ra 15 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Quang cảnh cuộc họp |
Nhắc lại kết quả kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đối với các bệnh viện trên địa bàn, ông Ngô Văn Quý cho rằng, vẫn có các trường hợp còn chủ quan, chưa thực hiện đúng các quy định của Trung ương và thành phố. Đề nghị, các bệnh viện cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Công điện của Ban chỉ đạo quốc gia, Công điện và hướng dẫn của Bộ Y tế, các văn bản chỉ đạo của thành phố Hà Nội.
Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội yêu cầu các bệnh viện xây dựng phương án khi có trường hợp dương tính xảy ra; chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị; tập huấn cho cán bộ, y bác sĩ; chuẩn bị phòng cách ly, phòng sàng lọc, khu vực cách ly cho nhân viên y tế. Đặc biệt, cần có sơ đồ, tổ chức phân luồng khám chữa bệnh, trong đó có biển báo hướng dẫn, tiếp nhận, phân loại bệnh nhân, khám sàng lọc và cách ly các ca nghi ngờ. Ngoài ra, cần có các quy định cụ thể để người khám bệnh, người nhà hiểu biết được cần phải làm gì trong điều kiện phòng chống dịch hiện nay; quy định cho các y bác sĩ; quy định nội bộ trong bệnh viện.
Ông Quý cũng yêu cầu các bệnh viện cần làm ngay công tác tự đánh giá mức độ an toàn trong bệnh viện. Đối với các trường hợp đã được đánh giá rồi nhưng vẫn còn ở mức an toàn thấp thì phải có các biện pháp để nâng cao mức độ an toàn. Tăng cường sàng lọc và chỉ định xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ và các bệnh nhân có tiền sử y tế chưa rõ ràng.
Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý đề nghị các quận huyện phối hợp với các cơ sở y tế cho kiểm tra, xử lý ngay tình trạng còn hàng quán buôn bán “nhếch nhác” tại các cổng bệnh viện tạo ra nguy cơ lây nhiễm bệnh và ảnh hưởng đến an toàn trật tự.
Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play. Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên. Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15