Hà Nội: Ấm lòng người lao động khó khăn

(LĐTĐ) Giữa lúc khó khăn bộn bề, người nghèo, người lao động khó khăn, lao động ngoại tỉnh, lao động tự do, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn Hà Nội đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời, phù hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể Thành phố, từ hỗ trợ kinh phí, lương thực, nhu yếu phẩm đến giúp đỡ về nơi ăn, chốn ở… khiến họ rất ấm lòng, yên tâm thực hiện giãn cách, đồng lòng cùng Thành phố đẩy lùi dịch bệnh.
Hà Nội: Thêm nhiều trường hợp có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ an sinh Hà Nội: Đã chi trả hơn 181 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội Hà Nội: Trên 1,5 triệu người lao động, người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ an sinh

Ấm lòng người lao động khó khăn

Vốn kiếm kế sinh nhai bằng quán bán hàng ăn mà không có việc gì khác nên vài tháng nay, đời sống gia đình anh Nguyễn Triệu Long (phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng) vô cùng khó khăn. Anh Nguyễn Triệu Long cho biết: “Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại (cuối tháng 4/2021), công việc bán hàng của vợ chồng tôi đã cầm chừng vì phải hạn chế số lượng khách, chỉ bán hàng mang về để đảm bảo quy định phòng, chống dịch. Khi Thành phố thực hiện giãn cách, chúng tôi đóng cửa, dừng hẳn việc bán hàng. Tiền thuê cửa hàng thì vẫn phải trả mà thu nhập không có, cuộc sống vô cùng khó khăn”.

Đang lúc khốn khó, anh Long được cán bộ tổ dân phố số 8, phường Quỳnh Mai tới tận nhà nắm tình hình, thông báo về chế độ hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, Thành phố với người lao động khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và hướng dẫn anh làm các thủ tục để nhận khoản hỗ trợ này. Rất nhanh sau đó, ngày 17/8 vừa qua, đại diện chính quyền phường Quỳnh Mai và tổ dân phố lại đến tận nhà trao cho anh số tiền hỗ trợ là 1,5 triệu đồng.

Hà Nội: Ấm lòng người lao động khó khăn
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động ngoại tỉnh cư trú trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

“Đây không phải là số tiền nhỏ đối với gia đình chúng tôi bởi nó đủ giúp chúng tôi trang trải nhu cầu thiết yếu trong những ngày giãn cách, không có thu nhập. Đáng quý hơn nữa là đang trong thời gian giãn cách, phải tập trung cho công tác phòng chống dịch mà các cấp chính quyền Thành phố không quên những người lao động khó khăn như chúng tôi, mang tiền hỗ trợ tới tận gia đình… Tôi thật sự xúc động, ấm lòng, yên tâm thực hiện giãn cách, mong dịch mau qua”, anh Long bộc bạch.

Cũng ấm lòng khi được nhận tiền hỗ trợ an sinh của thành phố Hà Nội là trường hợp vợ chồng anh Trần Văn Lâm và chị Lê Thị Huyền - thợ cắt tóc gội đầu sinh sống tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. “Trước đây, khi chưa có dịch, mỗi ngày vợ chồng tôi thu nhập từ 200.000- 300.000 ngàn đồng sau khi trừ tiền thuê cửa hàng. Thế nhưng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, thực hiện Chỉ thị của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố về phòng, chống dịch, vợ chồng tôi đã đóng cửa hàng. Ở nhà không có thu nhập, không làm được việc gì khác mà vẫn phải chi phí 5,5 triệu đồng thuê cửa hàng/ tháng nên cuộc sống vô cùng khó khăn…”- anh Trần Văn Lâm chia sẻ.

Qua thực hiện rà soát các đối tượng khó khăn được hỗ trợ theo Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội, UBND phường Kiến Hưng đã hướng dẫn vợ chồng anh Lâm, chị Huyền làm đơn đề nghị và được UBND quận Hà Đông quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng (mỗi người 1,5 triệu đồng) để trang trải trong lúc khó khăn.

Hà Nội: Ấm lòng người lao động khó khăn
UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông trao hỗ trợ an sinh cho lao động tự do bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Hôm được lãnh đạo UBND phường Kiến Hưng đến tận cửa hàng trao hỗ trợ kinh phí, vợ chồng anh Lâm chị Huyền không nén được xúc động: "Trong thời điểm khó khăn này, khoản tiền hỗ trợ của Chính phủ và các cấp chính quyền có ý nghĩa rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với vợ chồng chúng tôi. Chúng tôi sẽ có thêm điều kiện để trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật và đặc biệt, sự quan tâm này của các cấp chính quyền khiến những lao động tự do khó khăn như chúng tôi rất ấm lòng, được an ủi, động viên. Vợ chồng tôi nhắc nhau tiếp tục khắc phục khó khăn, thực hiện nghiêm các quy định của Thành phố về công tác phòng, chống dịch, mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi”, chị Huyền bày tỏ.

Những lao động tự do bị mất việc, giảm thu nhập do tác động của dịch bệnh Covid-19 như anh Long, vợ chồng anh Lâm, chị Huyền là một trong những đối tượng được trợ cấp theo tinh thần Nghị quyết 68/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid 19. Ngoài những đối tượng được thụ hưởng theo chính sách hỗ trợ này, nhiều đối tượng khác như hộ nghèo, cận nghèo, người có công, thân nhân người có công, phụ nữ mang thai… tại Hà Nội cũng ấm lòng khi được nhận các chế độ hỗ trợ đặc thù theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8 của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố.

Được nhận 1 triệu đồng hỗ trợ đối tượng người có công hôm 18/8, ông Nguyễn Viết Nhương- Thương binh 2/4 (thôn Yên Thái, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức) xúc động cho hay: “Hai vợ chồng tôi đều đã cao tuổi, trồng được sào rau để có thêm đồng ra đồng vào, nhưng dịch Covid-19 không đi bán được. Các con làm nghề may, thợ xây cuộc sống khó khăn nên không giúp được gì cho bố mẹ. Khi được Thành phố hỗ trợ 1 triệu đồng, gia đình tôi rất khấn khởi, xúc động”. Là hộ cận nghèo được nhận hỗ trợ đặc thù của Thành phố, chị Nguyễn Thị Xuân (xóm 2, thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức) xúc động nói: “Tôi xin cảm ơn Thành phố, huyện và chính quyền xã đã quan tâm kịp thời. Đợt dịch này, cuộc sống của chúng tôi khó khăn quá, khi chồng làm thợ xây nghỉ việc, tôi không đi buôn bán được chỉ ở nhà làm ruộng nuôi 4 con. Với số tiền 1 triệu đồng này tôi sẽ chi tiêu chắt bóp, chỉ để mua thức ăn cho các con”.

Tạo giá đỡ an sinh vững chắc

Trên đây chỉ là một số câu chuyện cảm động trong số vô vàn những câu chuyện cảm động diễn ra trên khắp các địa bàn thành phố Hà Nội thời gian vừa qua. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động khó khăn đến kinh tế xã hội của Thành phố và đời sống người dân, thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều giải pháp tạo giá đỡ an sinh xã hội, tiếp sức cho người dân vượt khó với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, trong đó, việc triển khai chi trả gói hỗ trợ an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 68/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội được đặt lên hàng đầu.

Hà Nội: Ấm lòng người lao động khó khăn
Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai trao hỗ trợ cho lao động ngoại tỉnh thuê trọ trên địa bàn gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội cho biết, với tinh thần vào cuộc quyết liệt, khẩn trương, thành phố Hà Nội đã đẩy nhanh việc triển khai gói hỗ trợ hỗ trợ của Chính phủ dành cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 với mục tiêu xuyên suốt là phải bảo đảm đúng người, đúng đối tượng, không trùng lặp và tránh bỏ sót.

"Những ngày này, 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đã và đang khẩn trương hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội. Do đang thực hiện giãn cách xã hội nên các địa phương lựa chọn hình thức triển khai linh hoạt, phù hợp với thực tế để hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động và người sử dụng lao động đồng thời đảm bảo các quy định về phòng chống dịch Covid-19”- ông Nguyễn Quốc Khánh nói.

Điển hình, tại quận Tây Hồ, theo Bí thư Quận ủy Lê Thị Thu Hằng, quận Tây Hồ đã thành lập 3 tổ thẩm định hồ sơ hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 100% phường đã thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ. Để công tác chi trả kịp thời, đúng luật định, trên cơ sở kết quả rà soát, dự kiến số lượng, kinh phí hỗ trợ đối với từng đối tượng được hỗ trợ, quận đã tạm ứng ngay kinh phí hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động. Dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ của quận là 49,8 tỷ đồng.

Còn đại diện UBND huyện Gia Lâm thì cho hay, trên tinh thần công văn chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về khẩn trương thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội, hiện huyện đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, các xã khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đến nay, huyện Gia Lâm đã hỗ trợ 202/651 lao động không có giao kết hợp đồng lao động với tổng số tiền 303 triệu đồng đồng thời đang tổng hợp danh sách để hỗ trợ cho người lao động của các doanh nghiệp bị mất việc làm.

Hà Nội: Ấm lòng người lao động khó khăn
Chi kinh phí hỗ trợ đặc thù theo Nghị quyết của HĐND Thành phố cho người dân phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông

Ở cấp cơ sở, các xã, phường, thị trấn cũng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, cán bộ Tổ dân phố, thành viên Tổ Covid cộng đồng của phường đến tận nhà người dân để rà soát trường hợp thuộc diện thụ hưởng, giúp họ khai hồ sơ nhận hỗ trợ, Không để người lao động phải chờ đợi lâu, ngay sau khi có quyết định hỗ trợ, đa số các địa phương đã trao kinh phí tại nhà cho người thụ hưởng.

Với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của Thành phố và các địa phương, theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội về kết quả thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ dành cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tính đến hết ngày 18/8, toàn Thành phố đã có 4.151 người tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương có quyết định hưởng chính sách hỗ trợ với số tiền hơn 11,7 tỷ đồng, trong đó có 3805 người đã nhận tiền với hơn 10,8 tỷ đồng. Nhóm lao động tự do đã có gần 22.000 người có quyết định hỗ trợ với số tiền gần 33 tỷ đồng, trong đó gần 14.000 người đã nhận kinh phí hỗ trợ với số tiền hơn 20,4 tỷ đồng.

Nhiều giải pháp hỗ trợ đặc thù

Cùng với gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, thành phố Hà Nội còn bổ sung các chính sách đặc thù khác, nhằm hỗ trợ cấp bách cho các trường hợp khó khăn với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đó là việc trao quà, tặng tiền mặt cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19; xây dựng mô hình “Chợ 0 đồng”; tổ chức các chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” tại nhiều địa điểm...

Cùng với đó, các ngành, đơn vị, địa phương tập trung nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho lao động ngoại tỉnh. Sở LĐ-TB&XH Hà Nội huy động nguồn xã hội hóa để trao 863 suất quà với tổng kinh phí gần 259 triệu đồng cho người lao động ngoại tỉnh hiện đang cư trú tại quận Hoàn Kiếm; tặng quà và tiền mặt trị giá 800.000 đồng cho 10 lao động tự do đến từ tỉnh Điện Biên, bị “kẹt” tại huyện Chương Mỹ. Tương tự, các quận, huyện: Tây Hồ, Hà Đông, Đống Đa, Hoài Đức, Đan Phượng... cũng đã chuyển nguồn lực hỗ trợ đến hàng nghìn lao động ngoại tỉnh.

Hà Nội: Ấm lòng người lao động khó khăn
Huyện Gia Lâm trao hỗ trợ cho hộ cận nghèo bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Ngoài các chương trình, hoạt động hỗ trợ an sinh xã hội đã, đang triển khai, ngày 13/8 mới đây, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành thêm 3 nghị quyết đặc thù hỗ trợ các trường hợp ảnh hưởng do dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố với kinh phí hàng trăm tỷ đồng; đồng thời thống nhất với đề xuất của UBND thành phố bổ sung nguồn vốn ngân sách thành phố năm 2021, ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội để cho vay đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số tiền là 500 tỷ đồng. Đến ngày 18/8, các chính sách hỗ trợ đặc thù theo Nghị quyết của HĐND hành phố Hà Nội đã được triển khai ở nhiều địa phương triển khai.

Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, đến ngày 18/8, toàn thành phố đã phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho hơn 43.000 trường hợp theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND với tổng kinh phí hơn 43 tỷ đồng; trong đó có hơn 21.300 người đã nhận tiền với kinh phí hơn 21,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố đã hỗ trợ khó khăn đột xuất ngoài các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội cho gần 70.000 lượt người với kinh phí gần 40 tỷ đồng. Như vậy, thông qua các chính sách chung và đặc thù, đến thời điểm này, Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ về nguồn lực, chính sách an sinh xã hội cho hơn 1,63 triệu người dân, người lao động trên địa bàn thành phố với tổng số tiền hơn 276,4 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đã chi trả cho người thụ hưởng là hơn 224,2 tỷ đồng.

Có thể nói, đến thời điểm này, các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Hà Nội đã được khẩn trương triển khai, bao quát nhiều mặt của đời sống xã hội, hỗ trợ tích cực cho nhiều đối tượng được thụ hưởng vượt qua khó khăn.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, chúc Tết thương binh, cá nhân tiêu biểu

Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, chúc Tết thương binh, cá nhân tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 15/1, nhân dịp Tết Nguyên đán 2025, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, tặng quà, chúc Tết các thương binh, cá nhân tiêu biểu trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù

Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù

(LĐTĐ) Ngày 15/1, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Đức Thái cùng 7 đồng phạm đã khép lại phần xét hỏi, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo.
Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp

Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp

(LĐTĐ) Sáng 15/1, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp cùng LĐLĐ huyện Thanh Oai đã tổ chức diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”, khen thưởng biểu dương đoàn viên, người lao động tiêu biểu là đảng viên nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp.
Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì

Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Chiều 15/1, đồng chí Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cùng Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và LĐLĐ huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn tại một số đơn vị doanh nghiệp huyện.
Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC

Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC

(LĐTĐ) Với chủ đề năm “Đổi mới sáng tạo, thi đua đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào cuộc sống; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam”, năm 2024, Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đã tập trung thực hiện có hiệu quả các mặt công tác trọng tâm; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sáng 15/1/2025, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023; tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, các cấp chính quyền các tỉnh phía Nam trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bình Dương và Đồng Nai đã thực hiện nhiều chính sách thiết thực chăm lo Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân lao động trên địa bàn.

Tin khác

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội

Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, lãnh đạo các ban của Đảng, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã dự hội nghị.
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng cuối năm đã ký với đối tác. Cùng với đó, các công ty cũng tất bật chuẩn bị kế hoạch thưởng Tết cho người lao động (NLĐ).
Xem thêm
Phiên bản di động