Gương sáng Cựu nữ thanh niên xung phong

(LĐTĐ) Từng tham gia thanh niên xung phong, chiến đấu quên mình vì nền độc lập dân tộc, khi trở về với cuộc sống đời thường, cựu thanh niên xung phong Nguyễn Thị Bích (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) vẫn tham gia công tác xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
guong sang cuu nu thanh nien xung phong Cô giáo trẻ lan tỏa tình yêu môi trường đến với học sinh
guong sang cuu nu thanh nien xung phong Cựu chiến binh truyền “lửa” cho Câu lạc bộ tin học

Những năm tháng không quên

Có lẽ với những người đã trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước sẽ không thể quên những hình ảnh của người lính thanh niên xung phong san đường, xẻ núi. Góp mặt trong đoàn quân tình nguyện ra chiến trường làm nhiệm vụ có cô gái trẻ Nguyễn Thị Bích. Nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, năm đó bà Bích vừa tròn 17 tuổi, bà chia tay gia đình lên đường nhận nhiệm vụ san lấp hố bom tại đơn vị 816, tổng đội N43, đóng quân tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đó cũng là thời điểm cao trào của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ khi quân Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc.

Không ngại hiểm nguy, gian khó, bà Bích cùng đồng đội ngày đêm đào lấp đường, vận chuyển lương thực tiếp tế cho chiến trường miền Nam, mong chờ ngày đất nước được giải phóng. Chia sẻ với phóng viên những kỷ niệm trong những năm tháng sát cánh bên đồng đội, bà Bích xúc động: “Trong quá trình chiến đấu, có nhiều kỷ niệm theo tôi tới tận bây giờ.

guong sang cuu nu thanh nien xung phong
Với tinh thần thương người như thể thương thân, bà Nguyễn Thị Bích thường xuyên đến thăm hỏi, động viên và giúp đỡ gia đình ông Nguyễn Đăng Trọng- một trong những Hội viên Hội Cựu thanh niên Xung phong có hoàn cảnh khó khăn của phường Bạch Mai.

Tôi vẫn còn nhớ vào dịp kỷ niệm năm vừa tròn tuổi quân, trên đầu chúng tôi máy bay gầm rú, chúng đánh phá rất ác liệt. Sau khi đánh phá các tuyến đường, chúng rải bom đánh trúng đơn vị 816 của chúng tôi. Trúng bom nên 2 lán của tiểu đội nữ bị cháy và 3 người bị thương nặng. Mất mát là vậy, thế nhưng chúng tôi vẫn nén đau thương tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ sửa đường, san lấp hố bom, tạo giao thông thông thoáng cho những chuyến xe chở những vũ khí lương thực đi qua tiếp tế cho tiền tuyến miền Nam.”

Trong những năm làm nhiệm vụ tại chiến trường, đã không ít lần, bà Bích tưởng chừng đã bỏ mạng nơi “túi bom, chảo lửa”. Thế nhưng với tinh thần “sống bám đất, chết bám đường” bà đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Không chỉ là nữ thanh niên xung phong trẻ tận tâm với công việc, bà Bích còn tham gia vào đội văn nghệ xung kích phục vụ tổng đội thanh niên xung phong trong phong trào “tiếng hát át tiếng bom”. Với những nỗ lực của mình, trong thời gian công tác tại tiểu đội, bà Bích đã được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba…

Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bà Bích chuyển ngành về Sở văn hóa thông tin, 47 phố Hàng Dầu Hà Nội, nhận công tác tại Phòng thư viện Hà Nội. Với tinh thần ham học hỏi, bà đã theo học khóa nghiệp vụ chuyên ngành về Thư viện và đạt loại giỏi. Không dừng lại ở đó, bà còn áp dụng kiến thức, kinh nghiệm của mình vào thực tiễn, nhờ đó mà công tác sắp xếp trong thư viện ngày càng khoa học, được bạn đọc đánh giá cao.

Những tưởng sau những năm cống hiến hết mình vì tổ quốc, bà Bích sẽ về nghỉ ngơi, tận hưởng tuổi già an nhàn, thế nhưng, ngược lại bà lại tích cực tham gia vào công tác xã hội của phường Bạch Mai. Sau nghỉ hưu 1 năm, năm 2006 bà Bích tham gia Hội cựu Thanh niên xung phong, nhận được sự tín nhiệm của các Hội viên, năm 2013 bà được bầu làm Chủ tịch Hội cựu thanh niên xung phong của phường. Cùng đó, bà còn hoạt động tích cực tại các hội với vai trò là ủy viên Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh, Ủy viên Ban chấp hành Hội người cao tuổi phường, chi ủy chi bộ địa bàn dân cư số 1.

Để xây dựng Hội Cựu thanh niên xung phong phường Bạch Mai ngày càng vững mạnh, bà đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động tới các Hội viên. Trong quá làm việc, bà luôn tìm cách thay đổi nội dung sinh hoạt nhằm thu hút hội viên, tạo tinh thần vui vẻ, đoàn kết giữa các hội viên. Cùng đó, bà đã tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến Nghị quyết đại hội, quyết tâm cùng cán bộ hội viên trong chi tổ thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu do thành Hội, quận Hội, phường phát động.

Sẻ chia với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Ngoài tham gia công tác xã hội tại địa phương, bà Nguyễn Thị Bích còn tích cực giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Theo đó, bà Bích đã cùng bà con hàng xóm giúp đỡ bà Bùi Thị Cường. Bà Cường là thương binh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bị mảnh đạn găm trong đầu từ thời chiến tranh, bà Cường thường xuyên phải gánh chịu những cơn đau mỗi khi trái gió, trở trời. Trong khi đó, bà lại sống độc thân, cô con nuôi lấy chồng xa nên cũng không đỡ đần được nhiều cho mẹ.

Với những đóng góp trong công tác thiện nguyện và hoạt động xã hội, bà Nguyễn Thị Bích được tặng nhiều bằng khen giấy khen. Trong đó có 4 tấm bằng khen người tốt việc tốt của các cấp ngành và rất nhiều huân, huy chương trong thời kỳ kháng chiến và các hoạt động thể thao của phường Bạch Mai.

Thấy hoàn cảnh bà Cường khó khăn, bà Bích cùng một số chị em trong tổ thay nhau chăm sóc cho bà Cường. Từ chuẩn bị bữa ăn cho đến tắm rửa, giặt giũ hay dọn dẹp nhà cửa đều có bàn tay của bà Bích cùng sự giúp đỡ của các chị em trong Hội Liên hiệp phụ nữ. Dù có sự chăm sóc hết lòng của bà Bích cũng như chị em hàng xóm, thế nhưng, do sức khỏe yếu nên bà Cường đã không qua khỏi, đến ngày bà Cường nằm xuống bà Bích cũng là người đứng ra cùng chính quyền lo liệu hậu sự đến phút cuối cùng.

Hay với trường hợp của gia đình ông Nguyễn Đăng Trọng, ông Trọng là một trong những Hội viên của Hội cựu thanh niên xung phong Phường Bạch Mai. Hoàn cảnh của ông Trọng thì trong tổ ai cũng biết, ông lấy vợ muộn nên không thể sinh con. Do sức khỏe yếu nên ông phải về hưu sớm, hiện tại ông bà đều không có lương hưu, tiền ăn uống đều dựa vào những người anh em trong gia đình.

Thế nhưng, ông Trọng cũng tự nhận mình là người may mắn vì có được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đặc biệt là bà Nguyễn Thị Bích. “Đồng chí Bích đối với chúng tôi là một người rất nhiệt tình, năng nổ. Đồng chí Bích giống như chiếc đầu tàu gắn kết mọi người, sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn mà không tiếc sức mình. Đồng chí Bích xứng đáng là một người đảng viên ưu tú, mẫu mực trong cả thời chiến và thời bình” – ông Trọng cho hay.

Với trách nhiệm của một Chủ tịch hội Cựu thanh niên xung phong, bà đã kiến nghị với các ban ngành đưa quyền lợi cho các hội viên. Bà Bích đã làm tốt vai trò nhân chứng lịch sử để xác nhận bổ sung hồ sơ cho gần 30 hội viên, cựu thanh niên xung phong, tham gia kháng chiến không có chế độ trợ cấp lương hưu, được hưởng trợ cấp một lần là 2.500.000đ và được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, để giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, bà cùng tổ trưởng vay vốn đã phối hợp với hội Liên hiệp phụ nữ phường tín chấp cho hội viên của chi hội Cựu thanh niên xung phong vay vốn. Đến nay bà cùng tổ trưởng vay vốn đã làm thủ tục cho trên 200 lượt hộ vay vốn với số tiền gần 4 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình khó khăn ổn định phát triển kinh tế.

Là một người đồng nghiệp cũng là một người bạn đồng hành cùng bà Bích lăn lội trong mọi hoạt động của phường Bạch Mai, bà Bùi Thị Hoan, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ phường Bạch Mai khẳng định: “Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với bà Nguyễn Thị Bích, tôi thực sự rất cảm phục bà. Không ngại khó khăn, bà đã mang hết sức mình giúp đỡ mọi người, lãnh đạo Hội thanh niên xung phong ngày càng phát triển. Đặc biệt, bà đã phối hợp có hiệu quả với các ban ngành đoàn thể, nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ phường trong chương trình công tác hội tuyên truyền về gia đình văn minh hạnh phúc, cuộc vận động gia đình 5 không 3 sạch và tuyên truyền bài trừ tệ nạn xã hội tới các gia đình.”

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động